vĐồng tin tức tài chính 365

Nông sản khó giữ tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm

2021-08-10 04:10

Nông sản khó giữ tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm

Trọng Nghĩa

(KTSG Online) - Trong 7 tháng đầu năm, các mặt hàng trong ngành nông sản và thủy sản đều ghi nhận những sự tăng trưởng khả quan. Tuy vậy, các chuyên gia kinh tế dự báo tốc độ xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản sẽ giảm mạnh trong những tháng cuối năm 2021.

Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng khá nhiều bởi tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19. Ảnh: DNCC

Trong 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau củ quả đạt gần 2,3 tỉ đô la Mỹ tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2020. Các mặt hàng thủy sản đạt hơn 4,9 tỉ đô la Mỹ, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Một số mặt hàng nông sản khác như hạt điều, cà phê, chăn nuôi đều ghi nhận những sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên trong những tháng còn lại của năm 2021, đà tăng trưởng gần như sẽ khó được duy trì do những tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19.

Với việc làn sóng Covid-19 lần 4 ập đến, Chính phủ ban hành chỉ thị 16, hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành này gặp nhiều khó khăn. Theo ông Nguyễn Khắc Huy, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Phát Fruist (Long An), để duy trì hoạt động công ty phải làm theo phương án “3 tại chỗ”, chi phí cho việc áp dụng phương án này tăng lên khá nhiều so với bình thường. Theo đó, mỗi công nhân ở lại làm việc công ty phải hỗ trợ thêm 3 triệu đồng người/tháng. Chưa kể phải lo đến các chi phí mua sắm thiết bị cho công nhân ăn, ở tại chỗ.

Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu của Hoàng Phát cũng gặp nhiều khó khăn. Ông Huy cho biết, vấn đề lớn nhất mà công ty gặp phải là thời gian vận chuyển kéo dài. Lúc bình thường mỗi lô hàng xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản chỉ mất 6-7 ngày. Hiện tại, việc đi lại khó khăn, thiếu hụt container kiến các lô hàng phải chờ ở cảng khá lâu. Chính điều này khiến thời gian giao hàng ở hiện tại mất đến 10 ngày. “Hoàng Phát xuất các mặt hàng rau quả tươi, nên việc hàng hóa lưu cảng kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng. Không ít lô hàng của chúng tôi xuất qua đến Nhật đã bị hỏng từ 10 đến 20%, phía đối tác trả lại hàng khiến chúng tôi mất thêm nhiều chi phí”, ông Huy nói.

Chi phí logistics tăng trong thời gian qua cũng ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành rau, củ quả. Theo đại diện Công ty XNK trái cây Chánh Thu (Bến Tre), chi phí vận chuyển đã tăng từ 40 đến 50% trong thời gian qua. Mặc dù các đối tác của công ty đồng ý tăng giá mua sản phẩm, nhưng số lượng mua cũng giảm lại so với bình thường.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau, củ, quả Việt Nam cho biết, trong những tháng còn lại của năm 2021 giá trị và sản lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành này sẽ có sự sụt giảm đáng kể. Do tác động từ dịch bệnh Covid-19, quy trình nhập hàng của Trung Quốc – đối tác xuất khẩu lớn nhất của sản phẩm rau quả Việt Nam khắt khe hơn.

Kể từ làn sóng dịch mới ập đến, các đối tác từ Trung Quốc kiểm tra rất kỹ từng thùng hàng, thay vì chỉ khử khuẩn theo từng lô như trước. Chính điều này khiến quá trình xuất, nhập hàng lâu hơn. “Ngoài ra, việc vận chuyển hàng hóa ở nước ta hiện tại khá khó khăn, nên để vận chuyển các sản phẩm từ Nam ra đến các cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc ngoài Bắc cũng kéo dài hơn so với trước. Đây chính là yếu tố lớn nhất khiến tốc độ xuất khẩu của ngành rau, củ, quả khó hoành thành mục tiêu đạt 4 tỉ đô la kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021. Vì Trung Quốc chính là quốc gia nhập khẩu gần 70% sản phẩm rau, quả của Việt Nam trong những năm qua”, ông Nguyên nói.

Với các doanh nghiệp trong ngành thủy sản, hoạt động xuất khẩu cũng sẽ gặp nhiều thách thức. Theo ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thủy sản và thương mại Thuận Phước (Khánh Hòa), hiện tại số lượng xuất khẩu của công ty đã chậm lại so với trước. Nguyên nhân chính là công ty chỉ có thể sắp xếp cho khoảng một nửa công nhân ở lại làm việc, năng suất sản xuất cũng từ đó sụt giảm.

Chi phí logistics tăng cao là yếu tố lớn nhất khiến hoạt động xuất khẩu của công ty bị ảnh hưởng. Theo ông Lĩnh, hiện tại chi phí vận chuyển một container từ Việt Nam sang châu Âu – thị trường xuất khẩu chính của công ty đã tăng lên 13 nghìn đô la Mỹ, chi phí vận chuyển đã gần bằng so với giá trị đơn hàng, trong khi không phải đối tác nào cũng đồng ý chia sẻ khó khăn với công ty nên việc tạm ngưng xuất khẩu là điều bất khả kháng.

Đại diện Công ty CP Nam Việt (An Giang) cho biết, dịch bệnh Covid-19 khiến việc sản xuất của người dân và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Việc thu mua cá nguyên liệu từ các địa phương khác vướng phải vấn đề di chuyển khi việc kiểm soát việc đi lại ở từng địa phương khá gắt gao.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, hiện chỉ có khoảng 30%  doanh nghiệp của hiệp hội tại các tỉnh phía Nam duy trì được hoạt động sản xuất. Tuy nhiên công suất cũng sụt giảm khá nhiều vì không phải doanh nghiệp nào cũng sắp xếp được toàn bộ công nhân tiếp tục làm việc ở lại công ty theo phương án 3 tại chỗ.

Chính vì vậy mặc dù trong nửa đầu tháng 7, xuất khẩu thủy sản vẫn tăng 16% so với nửa đầu tháng 7/2020, nhưng xuất khẩu thủy sản nửa cuối tháng tháng 7 bị sụt giảm rõ rệt (giảm khoảng 15% - 20% so với nửa đầu tháng) khiến cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả tháng ước đạt 763 triệu đô la Mỹ, ước giảm khoảng 4% so với cùng kỳ.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, thời gian tới, xuất khẩu thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào khả năng kiểm soát dịch bệnh. Trong điều kiện tốt nhất, dịch lắng xuống và kiểm soát được sau 3 tháng tới, mức tăng xuất khẩu thủy sản hằng tháng sẽ đạt khoảng 6-8%. Khi đó, xuất khẩu thủy sản năm 2021 có thể đạt mục tiêu 9 tỉ đô la Mỹ.

 

Xem thêm: lmth.man-iouc-gnaht-gnuhn-gnourt-gnat-od-cot-uig-ohk-nas-gnon/072913/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nông sản khó giữ tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools