Thịnh vượng cho người bán - Ác mộng cho người mua
Nhưng thời kỳ thịnh vượng của người bán lại là cơn ác mộng cho người mua. Những hãng ô tô, nơi phải sử dụng những con chip điện tử trên các sản phẩm đang trở thành nạn nhân. Hãng xe Ford, hãng đứng thứ hai của Mỹ về sản lượng vừa báo giảm lợi nhuận một nửa trong quý 2 vừa qua, do hậu quả thiếu linh kiện bán dẫn.
Theo The Economist, không chỉ các hãng xe là nạn nhân phải gánh chịu, Apple và Microsoft cũng đã đưa ra những báo cáo về hậu quả ảnh hưởng đến kinh doanh.
Các nhà phân tích cho rằng, khủng hoảng thiếu là kết quả tăng mạnh từ nhu cầu. Phát triển của ngành sản xuất linh kiện bán dẫn là minh chứng cho thấy những chiếc máy tính đang trở thành nhu cầu sâu rộng trong xã hội hiện đại. Xu hướng phát triển lại càng cho thấy rõ trong đại dịch Covid-19, khi mà người tiêu dùng do bị phong toả cách ly đã chuyển hướng nhiều vào mua sắm trực tuyến, tham gia các cuộc họp từ xa, bỏ ra nhiều thời gian phát trên nền tảng video và những trò chơi phức tạp. Kết quả là nhu cầu chất đặt hàng linh kiện bán dẫn tăng phi mã nhằm tăng cường sức mạnh cho những trung tâm dữ liệu và thiết bị chơi với mục tiêu biến mọi thứ không gì là không thể.
3 hệ quả của 1 vấn đề
Khủng hoảng đem đến ba hệ quả, có tích cực và tiêu cực. Đầu tiên là tăng trưởng đầu tư, những nhà sản xuất như Intel, Samsung, TSMC đang đặt ra kế hoạch chi hàng trăm tỉ đô la thúc đẩy năng suất trong vài năm tới.
Thứ hai là khách hàng tiêu dùng ngành công nghiệp bán dẫn lại cũng chấp nhận điều này, đặc biệt những hãng ô tô, nơi tiêu thụ lượng lớn chip toàn cầu. Việc liên tục cải tiến từng bộ phận của ô tô nhằm mang đến giá trị trải nghiệm cho người sử dụng là áp lực để các hãng ô tô là bạn hàng thân thiết với nhu cầu lớn của nhà sản xuất chip.
Để giải quyết nhu cầu lớn cũng như đảm bảo nguồn cung, nhiều hãng ô tô và nhà cung ứng phụ tùng đã triển khai những dự án sản xuất chip phục vụ cho từng bộ phận của ô tô.
Thứ ba, nhiều quốc gia và khu vực đã định hướng chủ động nguồn cung phục vụ chính sách phát triển kỹ thuật công nghiệp. Mỹ đang lập kế hoạch chi hàng tỉ đô la thu hút trở lại các nhà sản xuất chip từ Đông Á. Châu Âu muốn tăng gấp đôi năng lực sản xuất lên tới 20% nguồn cung ứng cho sản xuất toàn cầu vào năm 2030. Ngay cả Anh đã tuyên bố việc mở một nhà máy sản xuất chip tại xứ Wales cũng là vấn đề an ninh quốc gia.
Theo The Economist, cuộc chạy đua sở hữu và làm chủ được công nghệ sản xuất và cung ứng linh kiện bán dẫn đang được nhiều nền kinh tế coi là chủ lực và thể hiện được sức mạnh giống như quyền lực sở hữu các nhà máy chế biến dầu và công xưởng xe ô tô của thế kỷ 20. Việc quá tập trung sản xuất linh kiện chip tại Đài Loan (Trung Quốc) cũng được xem là có yếu tố rủi ro. Vấn đề khủng hoảng thiếu linh kiện bán dẫn không còn chỉ là bài toán giữa các doanh nghiệp mà còn là vấn đề sở hữu và kiểm soát quốc gia.
Vũ Long