vĐồng tin tức tài chính 365

Đừng xem nhẹ tâm lý xã hội khi chống dịch

2021-08-11 15:34

Đừng xem nhẹ tâm lý xã hội khi chống dịch

TS. Tô Văn Trường

(KTSG Online) - Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế cần ưu tiên yếu tố khoa học xã hội trong chính sách.

Một doanh nghiệp tại Bắc Giang thực hiện theo tiêu chuẩn mô hình doanh nghiệp vừa sản xuất vừa phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: TTXVN

Qua ghi nhận thông tin cùng trao đổi với chuyên gia xã hội học chuyên sâu về “Health Sociology”, ở quan điểm cá nhân, tôi cho rằng những chiến lượng về kinh tế-chính trị dựa trên cơ sở khoa học sẽ hỗ trợ đưa ra những biện pháp y tế công cộng hữu hiệu.

Trong y tế công cộng, và trong dịch tễ học có những khái niệm rất khác với quan niệm thông thường. Chẳng hạn như những nhóm nguy cơ lây nhiễm, đặc biệt là khái niệm miễn dịch cộng đồng “herd imunity”. Những khái niệm này rất khó để có thể truyền đạt cho công chúng hiểu trong thời gian ngắn được, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh đang diễn ra. Để có thể có được những chính sách phù hợp, các chuyên gia y tế công cộng, chuyên gia dịch tễ phải chuyển tải được những khái niệm cơ bản, những nguyên tắc cốt lõi cho những nhà quản lý và ra chính sách để có thể hiểu nhau được. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, và thay đổi nhận thức là cấp thiết nhưng cũng là việc vô cùng khó khăn.

Sự hiểu biết về cấu trúc chính trị - xã hội ảnh hưởng đến niềm tin vào vaccine. Do đó, cần đưa ra những hướng dẫn hiệu quả cho việc tiếp cận và chấp nhận vaccine. Tăng cường tiêm bao phủ vaccine cho những vùng đang bị nặng hoặc có nguy cơ cao. Hiện tại, chính sách mới về điều chỉnh tiêm vaccine theo khu vực địa lý và tiêm cuốn chiếu thực sự là một sự điều chỉnh hợp lý. Việc mở rộng tiêm vaccine sẽ giúp người dân tiếp cận công bằng vaccine.

Chiến thuật ứng phó với dịch được áp dụng phổ biến là khi nơi nào có dịch thì dồn lực lượng từ các địa phương khác đến để hỗ trợ. Đây là một giải pháp tốt mà thế giới và Việt Nam đang áp dụng. Chiến lược này còn được gọi là “đàn kiến” trong ứng phó dịch. Chiến lược này cũng có thể áp dụng cho tiêm vaccine. Dồn lực lượng vào tiêm cấp tập tại một địa phương, rồi cuốn chiếu tiêm cho địa phương khác.

Nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine, hiện có ý kiến là liệu có nên để tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ tiêm vaccine. Đây là ý kiến đang tranh cãi vì lo ngại rằng như thế thì sẽ không công bằng. Có ý kiến cho rằng có thể để tư nhân tham gia tiêm không thu phí mà sử dụng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nếu làm thế này lại e ngại thêm nhiều quy định, thêm nhiều “giấy phép con”. Có ý kiến cho rằng nên để tiêm dịch vụ, vì trên thực tế lâu nay việc tiêm vaccine cho trẻ em đã thực hiện theo cách này. Hệ thống cung cấp dịch vụ tiêm vaccine trong nước không còn lạ gì với cách làm này.

Ở quan điểm cá nhân, tôi cho rằng người tiêu dùng cũng đã quen thuộc với cách tiêm này, vì vậy sẽ không gây ra phản ứng gì từ dư luận xã hội. Bên cạnh đó, thực tế trong xã hội có nhiều nhóm dân có nhu cầu tiêm nhanh, và có khả năng chi trả. Việc này sẽ thúc đẩy tăng tốc tiêm vaccine.

Bên cạnh đó, việc phát triển các quan điểm khoa học xã hội về sức khoẻ và quản trị để cung cấp các thông tin và đề xuất giải pháp hóa giải những quan điểm về chủ nghĩa dân tộc trong y tế công cộng. Cụ thể, ngoài vaccine, những quan niệm trong đối phó với dịch cũng cần được chú ý tới. Từ quan niệm “chống dịch như chống giặc”, đến quan niệm về F0, F1, và cả về giãn cách trong những dịp nghỉ lễ hay các sự kiện lớn, rồi cách ly… Kinh nghiệm ở TPHCM trong thời gian qua đã có quá nhiều bài học cần rút kinh nghiệm.

Khi chúng ta chưa có một quan niệm rõ ràng, chưa có những nguyên tắc cơ bản về phản ứng với dịch thì sẽ rất lúng túng trong việc đưa ra biện pháp. Những nguyên tắc cơ bản là dựa trên điều kiện về kinh tế - văn hóa - xã hội, và điều kiện hệ thống y tế. Vừa qua, chúng ta đã có những sự thay đổi, điều chỉnh. Chẳng hạn trong cách xác định và nhìn nhận đối với F0, F1, trong cách thực hiện cách ly, truy vết, khoanh vùng…

Đó là những thay đổi không chỉ phù hợp với hoàn cảnh mà còn tuân theo đúng nguyên tắc của dịch tễ. Cần có thêm nhiều thay đổi theo nguyên tắc dịch tễ hơn nữa. Quan trọng là phía cơ quan quản lý có sự trao đổi, thảo luận, bàn bạc để có thể hiểu nhau và đưa ra giải pháp. Quan điểm cá nhân tôi ủng hộ việc triển khai thực hiện và trong quá trình khi phát hiện có sai sót thì sửa ngay. Không sợ sai, chỉ sợ thấy sai mà không sửa. Vừa làm vừa điều chỉnh rồi chúng ta sẽ tiến gần tới giải pháp phù hợp.

Cần có sự điều tra xã hội tìm hiểu nhận thức và thái độ của cộng đồng về nguy cơ, mức độ nghiêm trọng của Covid-19, cũng như những nhu cầu cần đáp ứng của người dân trong thời dịch bệnh.

Hiện nay, đã có nhiều cuộc khảo sát xã hội học về nhiều khía cạnh xung quanh Covid-19 và tác động của nó. Chẳng hạn như nhận thức, thái độ và thực hành phòng tránh Covid-19, thái độ đối với tiếp cận vaccine… Đã có nhiều cuộc hội thảo do Viện Hàn lâm khoa học xã hội tổ chức về tác động của Covid-19. Ở nước ngoài cũng có nhiều cuộc hội thảo về tác động của Covid-19 và hậu Covid-19. Có lẽ Việt Nam cũng nên có những cuộc hội thảo chuyên về hiểu biết và thái độ của cộng đồng về phòng tránh Covid-19.

Những hoạt động, chương trình hỗ trợ trong thời gian cách ly phòng dịch, đặc biệt với nhóm người bị khó khăn do dịch Covid-19, nhằm tránh những tổn thương xã hội, giảm bất ổn xã hội cần được đẩy mạnh. Dịch bệnh không chỉ tác động đến sức khỏe, mà còn ảnh hưởng lớn đến đời sống mọi mặt, và kinh tế của các gia đình. Vì vậy, bên cạnh những giải pháp về y tế cần có những giải pháp về kinh tế và an sinh xã hội.

Tôi cho rằng duy trì chuỗi cung ứng nhằm đảm bảo duy trì đời sống bình thường là một yêu cầu tối quan trọng, nó góp phần duy trì ổn định xã hội. Nếu ngược lại, sẽ rất khó tránh khỏi bất ổn, và an ninh xã hội. Song song đó là nhiệm vụ duy trì mức sống tối thiểu. Nhà nước đã đề ra không để ai thiếu, đói. Để thực hiện được việc này cần sự tham gia của mọi tầng lớp trong cộng đồng. Đây là truyền thống “lá lành đùm lá rách”. Trong khi các ngành sản xuất công nghiệp có giải pháp “3 tại chỗ”, thì có lẽ bên ngành xã hội cũng cần có “3 tại chỗ” cho hoạt động hỗ trợ cộng đồng.

Các phường, tổ dân phố cần phối hợp với mọi nguồn lực từ cộng đồng ngay tại tổ, phường để đảm bảo cho những người khó khăn tại tổ, phường. Kết nối giữa người có nhu cầu cần hỗ trợ với bên có thể hỗ trợ. Mặt trận Tổ quốc hiện đang đóng vai trò này. Cần tăng cường hỗ trợ để Mặt trận tổ quốc làm tốt vai trò kết nối, điều phối.

Nhằm đáp ứng các nhu cầu về hỗ trợ đời sống, nhà nước cần phối hợp với các hoạt động cộng đồng. Một mình Nhà nước và các đoàn thể không thể đảm đương nổi. Cần có những văn bản chỉ đạo để chính quyền và MTTQ phường, quận có những phối hợp chặt chẽ với các nhóm thiện nguyện, các nhóm cộng đồng, và các tổ chức NGO tham gia làm thiện nguyện.

Trong giai đoạn cách ly, các nhu cầu của những nhóm người gặp khó khăn là đa dạng. Sức khỏe tinh thần trong thời gian dịch bệnh đang đặt ra nhiều vấn đề. Cần gấp sự trợ giúp không chỉ về các nhu cầu ăn, ở, mà còn cả việc làm, sinh kế. Bên cạnh đó cả những nhu cầu về sức khỏe (những bệnh khác, không phải Covid-19), bao gồm cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Cần rút kinh nghiệm, có những hỗ trợ, hướng dẫn để giảm nhẹ các tác động. Nếu để chậm sẽ dẫn đến những tác động to lớn như gây bất ổn xã hội, hoặc để lại di chứng lâu dài. Hiện nay có những nhóm bác sĩ tình nguyện làm tư vấn trực tuyến (online). Nhưng nhu cầu người dân trong tư vấn về tâm lý, tâm thần hiện đang tăng vọt. Có lẽ cần có những giải pháp rộng lớn để đáp ứng nhu cầu người dân, đặc biệt khi dịch vẫn đang lan rộng và cách ly vẫn tiếp tục kéo dài.

Việc cách ly lâu dài khiến nhiều người phải ở trong nhà trong thời gian dài, điều này tác động lớn đến tâm lý người dân. Đặc biệt ở những khu ở chật chội, thiếu không gian. Và những nhóm người vốn thường xuyên có nhu cầu vận động ngoài không gian công cộng, hoặc có nhu cầu giao tiếp với bên ngoài. Những vấn đề về mặt tâm lý đã xảy ra phức tạp ở nhiều nước trên thế giới.

Ở Việt Nam cũng đã trở thành nhu cầu bức xúc của đông đảo người dân. Theo các nhóm bác sĩ tư vấn ở Việt Nam, nhóm ngày đang tăng lên đáng kể, gây quá tải cho các bác sĩ. Tình trạng tâm lý bị ảnh hưởng đã đến mức cảnh báo. Thể hiện rõ ở chỗ người dân hoang mang, nghe theo những tin thất thiệt, tìm đến những giải pháp phản khoa học…

Điều này dễ dẫn đến những bất ổn trong tâm lý xã hội. Cần có ngay những chính sách, giải pháp để người dân có thể giải tỏa tâm lý do lâu ngày không được ra ngoài, đến các không gian công cộng, đi cà phê, đi dạo phố… Có thể có những giải pháp để người dân ra ngoài có hạn chế và có kiểm soát. Chẳng hạn như việc phát phiếu đi chợ có thể tham khảo để xem xét áp dụng cho phát phiếu đi ra công viên đảm bảo tuân theo quy tắc 5K, kết hợp với sự giám sát của cộng đồng… Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của các nước và các chính sách về xã hội cần triển khai sớm. Đừng để bị chậm quá vì có thể gây bất ổn tâm lý trong xã hội.

Xem thêm: lmth.hcid-gnohc-ihk-ioh-ax-yl-mat-ehn-mex-gnud/843913/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đừng xem nhẹ tâm lý xã hội khi chống dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools