vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao nhiều hộ kinh doanh ở Đắk Nông không muốn "lớn" thành doanh nghiệp?

2021-08-12 11:48

Trên địa bàn Đắk Nông hiện có hàng chục ngàn hộ kinh doanh cá thể. Trong đó, số hộ đủ điều kiện để chuyển đổi thành doanh nghiệp cũng rất nhiều. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau nên hàng năm, số hộ kinh doanh “lớn” thành doanh nghiệp không đáng kể, chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Một cửa hàng kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Phan Tuấn
Một cửa hàng kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Ảnh: Phan Tuấn

Còn nhiều "rào cản"

Cửa hàng Thuận Thơm, nằm trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa có quy mô tương đối lớn, lượng khách hàng đông. Tuy nhiên, nhiều năm qua, cửa hàng này không mặn mà chuyển đổi lên thành doanh nghiệp. Anh Đinh Đức Thuận - chủ cửa hàng tạp hóa Thuận Thơm cho biết mình chỉ kinh doanh theo hộ gia đình, không có nhu cầu lên công ty, mở thêm chi nhánh.

"Thời gian qua, khách hàng chúng tôi không có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, chỉ sử dụng hóa đơn tài chính thông thường. Do đó, việc phát triển thành doanh nghiệp là không phù hợp, chưa cần thiết đối với gia đình tôi lúc này”, anh Thuận cho hay.

Tương tự, nhiều năm qua, cửa hàng điện máy Minh Tiến, ở huyện Cư Jút hoạt động kinh doanh khá ổn định. Tuy nhiên, khi được hỏi về định hướng chuyển đổi lên doanh nghiệp thì chủ cửa hàng chưa sẵn sàng và cũng không có nhu cầu chuyển đổi sang trạng thái kinh doanh mới này.

Trao đổi về việc này, chủ cửa hàng đưa ra nhiều nguyên nhân khác nhau như đối tượng khách hàng chủ yếu mua lẻ, nhân lực kinh doanh chủ yếu là các thành viên trong gia đình.

“Nếu lên doanh nghiệp thì gia đình phải thực hiện nhiều công việc bắt buộc như hóa đơn đầu ra đầu vào, sổ sách kế toán, mô hình tổ chức… Ngoài ra, cách quản lý doanh nghiệp phải bài bản hơn, mức chịu thuế cũng sẽ cao hơn trong khi thủ tục nhập các loại hàng hóa cũng không được linh hoạt hơn”, anh Lê Quốc Tiến - chủ cửa hàng điện máy Minh Tiến chia sẻ.

Theo thống kê của ngành Thuế Đắk Nông, trong số hàng ngàn hộ cá thể mà đơn vị quản lý, phần lớn các trường hợp đều không có hồ sơ, không ghi chép kế toán. Điều quan trọng nhất, hiện nay chưa có văn bản nào quy định rõ ràng những quyền lợi mà hộ kinh doanh được hưởng khi chuyển sang doanh nghiệp.

Mặt khác, từ thực tế cho thấy, việc thiếu kỹ năng quản lý, nhất là kỹ năng kế toán đã khiến cho hộ kinh doanh không mặn mà trở thành doanh nghiệp. Chưa kể, chính sách thuế và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thuế hiện có lợi cho hộ kinh doanh hơn doanh nghiệp rất nhiều. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều hộ kinh doanh có doanh thu lớn vẫn không muốn chuyển đổi lên doanh nghiệp.

"Mưa dầm thấm lâu"

Theo cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông, hiện nay, việc phát triển thành doanh nghiệp được xác định có 3 nguồn cơ bản như: Doanh nghiệp khởi nghiệp mới hoàn toàn, doanh nghiệp hiện có phát triển bền vững hơn và chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp.

Thực tế, doanh nghiệp khởi nghiệp mới có tỷ lệ thành công không cao nên không kỳ vọng nhiều về đóng góp tăng trưởng số lượng. Số doanh nghiệp hiện có phát triển thêm công ty mới, tuy được đánh giá là nâng cao chất lượng, nhưng không kỳ vọng tăng nhanh về số lượng.

Do đó, việc chuyển đổi hộ kinh doanh làm ăn ổn định lên doanh nghiệp là giải pháp vừa có thể nâng cao số doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Thống kê thực tế cho thấy, trong tổng số 20.000 hộ cá thể hoạt động kinh doanh, có trên khoảng 10.000 hộ nằm trong diện quản lý thuế, đóng góp không nhỏ vào ngân sách địa phương.

Trong số này, có trên 30% hộ kinh doanh có thể phát triển lên doanh nghiệp. Bởi có nhiều hộ kinh doanh đang sử dụng trên 10 lao động, có doanh thu từ 50 triệu đồng/tháng trở lên. Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng những năm qua, số hộ kinh doanh ở Đắk Nông lớn lên thành doanh nghiệp không nhiều, thậm chí rất khiêm tốn, chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Cụ thể, năm 2019, mục tiêu chuyển đổi 100 hộ kinh doanh lên doanh nghiệp, nhưng kết quả chỉ có 6 hộ; năm 2020 mục tiêu chuyển 110 hộ phát triển lên doanh nghiệp nhưng chỉ có 8 hộ chuyển đổi; năm 2021, mục tiêu là 120 hộ nhưng con số đạt được trong thời gian qua cũng không đáng kể.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Ngô Tùng Lâm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cho rằng, phần lớn hộ kinh doanh cá thể chỉ là người dân bình thường chưa có chuyên môn kế toán, hạch toán, chưa hiểu về việc tham gia bảo hiểm, phòng cháy chữa cháy, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Do đó, để hộ kinh doanh thay đổi tư tưởng, phát triển lên doanh nghiệp, cần sự “tiếp sức” từ nhiều phía.

"Quá trình để đưa hộ kinh doanh trở thành doanh nghiệp không thể thực hiện trong một sớm, một chiều mà phải "mưa dầm thấm lâu". Do đó, Nhà nước phải giúp người dân nắm bắt được các cách thức hoạt động của doanh nghiệp, những lợi ích thiết thực khi chuyển đổi mô hình qua doanh nghiệp... Khi người dân đã hiểu được lợi ích, quyền lợi và thực sự thích thì họ mới chủ động phát triển thành doanh nghiệp - ông Lâm cho hay.

Xem thêm: odl.920149-peihgn-hnaod-hnaht-nol-noum-gnohk-gnon-kad-o-hnaod-hnik-oh-ueihn-oas-iv/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao nhiều hộ kinh doanh ở Đắk Nông không muốn "lớn" thành doanh nghiệp?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools