vĐồng tin tức tài chính 365

Bộ Y tế đề nghị các địa phương, doanh nghiệp tự quyết mô hình '3 tại chỗ'

2021-08-12 19:52

Bộ Y tế đề nghị các địa phương, doanh nghiệp tự quyết mô hình '3 tại chỗ'

Chánh Trung

(KTSG Online) – Bộ Y tế đề nghị các địa phương, doanh nghiệp căn cứ diễn biến thực tế tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chính quyền các cấp và các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp và đảm bảo an toàn sản xuất.

Bộ Y tế cho các địa phương, doanh nghiệp tự quyết mô hình “3 tại chỗ”. Ảnh: TTXVN


Ngày 12-8, Bộ Y tế đã có Văn bản số 6565/BYT-MT gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc phòng, chống Covid-19 tại cơ sở lao động sản xuất kinh doanh.

Địa phương, doanh nghiệp xem xét tình hình, tự quyết định

Theo Bộ Y tế, trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19) đã ban hành các văn bản phòng, chống dịch tại cơ sở lao động sản xuất kinh doanh gồm: Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27-5-2020 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 5-6-2021 của Bộ Y tế.

Đặc biệt nhất là khi thấy có một số bất cập xảy ra, thay vì tìm giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ doanh nghiệp, các tỉnh lại ra quy định dừng thực hiện “3 tại chỗ” làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp có đủ điều kiện triển khai. Vì vậy cần bổ sung quy định về việc địa phương khi quyết định tạm dừng hoạt động sản xuất trên quy mô lớn trong phạm vi toàn bộ khu, cụm công nghiệp trên địa bàn cần báo cáo Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 và Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 xem xét, quyết định, Bộ Công Thương cho biết.

Căn cứ vào các hướng dẫn nêu trên và tình hình thực tế địa phương, một số tỉnh đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đạt hiệu quả như tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang đã xây dựng phương án vừa phòng, chống dịch vừa đảm bảo sản xuất như hình thức sản xuất "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường 2 điểm đến".

Tuy nhiên tại một số địa phương việc áp dụng mô hình phòng, chống dịch tương tự chưa thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.

Để các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đảm bảo sản xuất kinh doanh. Vì vậy Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành  căn cứ các hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế và đặc biệt dựa trên đánh giá tình hình thực tế tại địa phương để hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch và phương án phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả.

Theo đó các địa phương xét nghiệm sàng lọc và định kỳ với 20% người lao động tại các khu công nghiệp bằng RT-PCR mẫu gộp hoặc test kháng nguyên nhanh chưa có ca mắc Covid-19; xét nghiệm ít nhất 50% người lao động khi có ca mắc Covid-19.

Các địa phương chỉ đạo Ban Quản lý Khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp huyện và/hoặc các cơ quan liên quan thống nhất kế hoạch và phương án phòng, chống dịch của các đơn vị trên địa bàn đảm bảo vừa an toàn phòng, chống dịch vừa sản xuất kinh doanh và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị.

Các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp cho biết khó khăn lớn nhất trong việc triển khai “3 tại chỗ” đó là cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp không đủ điều kiện đáp ứng công tác phòng chống dịch, chi phí thực hiện lớn, bên cạnh đó quy định, hướng dẫn của các cơ quan liên quan chưa cụ thể, thiếu nhất quán khiến doanh nghiệp lúng túng trong quá trình thực hiện.

Cần nhanh chóng nới lỏng điều kiện làm việc cho doanh nghiệp

Bộ Công Thương cho biết cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ Y tế và các bên liên quan về việc điều chỉnh, sửa đổi và bổ sung một số giải pháp liên quan đến tiêm phòng và phòng chống dịch tại cơ sở sản xuất. Từ đó nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vừa thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người lao động, vừa duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo đó Bộ Công Thương tiếp tục kiến nghị cần "nới lỏng" điều kiện làm việc cho doanh nghiệp. Cụ thể liên quan đến quy định về hình thức tổ chức sản xuất trong điều kiện vừa thực hiện cách ly, vừa sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, ngoài các quy định về hình thức “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm”, doanh nghiệp kiến nghị bổ sung các hình thức khác cho doanh nghiệp được lựa chọn.

Cần có các quy định cụ thể đối với trường hợp người lao động được về nhà, có cam kết của doanh nghiệp với địa phương, người lao động với doanh nghiệp, và di chuyển bằng phương tiện cá nhân giữa nơi ở của gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh (đảm bảo các biện pháp an toàn tương tự trường hợp F1 tự cách ly tại gia đình và di chuyển theo tuyến cố định, không dừng đỗ dọc đường).

Bên cạnh đó cần có quy trình, thời hạn các cơ quan y tế địa phương cần phối hợp với doanh nghiệp trong việc tách F0, F1 ra khỏi môi trường làm việc để doanh nghiệp sớm ổn định lại sản xuất và đảm bảo an toàn cho những người lao động khác trong doanh nghiệp yên tâm tập trung làm việc.

Ngoài ra cần bổ sung quy định về tổ chức thực hiện xét nghiệm cộng gộp định kỳ, lấy mẫu trực tiếp tại doanh nghiệp nhằm cắt giảm chi phí, thời gian cho doanh nghiệp và các cơ sở y tế cũng như tránh tập trung đông người gây mất an toàn phòng dịch.

Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, Bộ Công Thương cũng kiến nghị bổ sung quy định cụ thể các điều kiện cần thiết để cho phép doanh nghiệp được hoạt động trở lại tương ứng với các kịch bản khác nhau (hoạt động 30%, 50%, 70% cho tới 100% công suất như trước thời điểm diễn ra dịch bệnh) tuỳ vào điều kiện đảm bảo an toàn của doanh nghiệp và kết quả thực hiện phòng chống dịch bệnh để doanh nghiệp có kế hoạch bố trí lao động và nguồn lực sản xuất thích hợp.

Bộ Công Thương đề xuất cần đưa mức ưu tiên đối với người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trở thành đối tượng ưu tiên tiêm vaccine. Trong đó ưu tiên tiêm vaccine cho các doanh nghiệp thuộc các ngành xuất khẩu và sản xuất các sản phẩm thiết yếu gồm điện tử, dệt may, da giày, ô tô, thép, chế biến nông sản, thực phẩm... Bên cạnh đó cần cho phép các cơ sở y tế triển khai tiêm chủng có thu phí (do doanh nghiệp, cá nhân chi trả) dưới sự hướng dẫn và giám sát về chuyên môn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 

‘3 tại chỗ’, doanh nghiệp vừa làm vừa lo

Cục Hàng không đề nghị gỡ khó về '3 tại chỗ' cho các hãng bay nước ngoài

Doanh nghiệp ngành nhựa đề xuất cách ly F0 tại nhà máy

Xem thêm: lmth.ohc-iat-3-hnih-om-teyuq-ut-peihgn-hnaod-gnouhp-aid-cac-ihgn-ed-et-y-ob/693913/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bộ Y tế đề nghị các địa phương, doanh nghiệp tự quyết mô hình '3 tại chỗ'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools