vĐồng tin tức tài chính 365

Những phần cơm giản đơn nhưng ấm áp tình người giữa mùa dịch

2021-08-13 17:17

Diễn biến phức tạp của dịch bệnh khiến cuộc sống của những người neo đơn càng trở nên chênh vênh, khốn khó. Một suất cơm nghĩa tình trao tay trong lúc này, chính là lời động viên chân thực và ấm áp nhất.

Sài Gòn gần như “ngủ im” vì những chỉ thị giãn cách suốt hai tháng qua, nhưng nhiều nơi giữa lòng Sài Gòn, các quán cơm xã hội Nụ Cười (thuộc quỹ từ thiện Bông Sen) vẫn luôn hoạt động không ngừng nghỉ, ngày ngày chuẩn bị những suất cơm đầy đủ và miễn phí cho nhiều hoàn cảnh khó khăn, để không ai phải bỏ bữa trong mùa dịch này.

Để không còn ai phải bỏ bữa

Mới tờ mờ sáng, căn bếp nhỏ của quán cơm xã hội Nụ Cười 6 đã đầy ắp những âm thanh khác nhau: tiếng thái rau, chặt thịt, vo gạo, mở đầu cho một ngày bận rộn sắp tới của những đầu bếp tại quán. Người nào việc nấy, tất cả đều chăm chú chuẩn bị nguyên liệu để thổi lên những bữa cơm dành riêng cho những người nghèo khó ở các khu cách ly, phong tỏa.

Đến 9h, tất cả đầu bếp và tình nguyện viên của quán đều nhanh chóng chia cơm thành từng phần cho vào hộp và đóng gói cẩn thận. Ai nấy đều tất bật chuẩn bị, với một nhịp độ nhanh gọn nhưng bình tĩnh và đều đặn, trật tự, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh với đầy đủ khẩu trang và bao tay. Chính từ đây, từng phần cơm miễn phí với đầy đủ thịt, trứng, rau, canh, sẽ được đưa đi khắp Sài Gòn, trao đến những hoàn cảnh khó khăn bởi đại dịch.

Người phụ trách chung ở quán cơm xã hội Nụ Cười 6 (thuộc Quỹ từ thiện Bông Sen), cô Trần Thị Huệ (57 tuổi) chia sẻ rằng: “Từ lúc dịch bùng phát đến nay, bếp mở cửa liên tục chẳng nghỉ ngày nào. Mỗi buổi, quán cơm Nụ Cười đặt chỉ tiêu nấu được 500 - 600 suất ăn, gửi đến người lao động nghèo tại các khu vực bị phong toả khắp thành phố. Những suất cơm bữa giờ tụi chị chuẩn bị là theo chương trình “Sài Gòn ơi, đừng bỏ bữa”, Grab hỗ trợ kinh phí, cũng giúp được thêm nhiều người lắm em.”

Những suất cơm nghĩa tình giúp người khó khăn tại TP.HCM vượt qua mùa dịch
Những suất cơm nghĩa tình giúp người khó khăn tại TP.HCM vượt qua mùa dịch

Chỉ sau 12 ngày kể từ khi chương trình “Sài Gòn ơi, đừng bỏ bữa” được triển khai, bên cạnh 11.500 suất ăn ban đầu mà Grab dành tặng cho chương trình, người dùng Grab đã chung tay đóng góp thêm 16.000 phần ăn khác, giúp đỡ nhiều hơn những hoàn cảnh khó khăn. Mỗi bữa cơm được trao đi là niềm hy vọng được thắp lên, sức mạnh thể chất và tinh thần được tiếp thêm nhằm giúp bà con vững lòng vượt qua mùa dịch. Nguồn lực từ các doanh nghiệp như Grab đã góp phần giúp những bếp ăn từ thiện như quán cơm xã hội Nụ Cười có thể duy trì hoạt động, mang bữa ăn miễn phí đến những người nghèo khó, để không ai phải chịu đói qua ngày.

Lan tỏa hơi ấm tình người

Chú Nguyễn Thảo (68 tuổi, quê Nha Trang), một trong những tình nguyện viên quen thuộc của quán cơm xã hội Nụ Cười, xúc động kể lại câu chuyện đã gặp khi đưa cơm cho người dân nghèo khó trong chương trình “Sài Gòn ơi, đừng bỏ bữa.” Chú kể rằng: “Bữa chú phát cơm, gặp mấy bà cụ trong hẻm, nhận được cơm họ mừng lắm. Nhiều người bảo, “chú ơi từ hôm qua giờ tui chưa có gì trong bụng,” đến khi cầm hộp cơm tay họ run run. Sài Gòn mấy nay khó khăn quá, người với người giúp được nhau thì mình cứ giúp thôi”.

Chú Thảo và cô Huệ cẩn thận chuẩn bị những phần cơm từ nguồn tài trợ của chương trình “Sài Gòn ơi, đừng bỏ bữa”
Chú Thảo và cô Huệ cẩn thận chuẩn bị những phần cơm từ nguồn tài trợ của chương trình “Sài Gòn ơi, đừng bỏ bữa”

Một tình nguyện viên khác của quán cơm Nụ Cười, anh Đức Khoa (34 tuổi, quận Gò Vấp) thì chia sẻ về một hoàn cảnh khác bắt gặp khi đang trên đường đi phát cơm. Đó là một cụ bà đang ngồi thui thủi nơi góc đường Bùi Đình Túy, gầy gò và đang rất túng thiếu. Khi được nhóm hỏi thăm, bà ngậm ngùi: “Bà bán vé số dạo ở gần đây, ở trọ có một mình thôi. Hơn hai tháng nay do dịch nên bà không bán được tờ vé số nào. Giờ có ai cho gì thì bà ăn đó.” Cụ bà đã lớn tuổi, lại lâm vào hoàn cảnh này, ai cũng thấy tội nên cả nhóm quyết định tặng luôn 3 phần ăn. Nhưng vì “để dành cho người khác, sức già chẳng ăn được bao nhiêu” nên bà chỉ nhận lấy 1 phần.

Trước đây những phần cơm được gửi trực tiếp đến những người khó khăn tại quán. Tuy nhiên khi Sài Gòn thắt chặt giãn cách, quy định về việc tập trung cũng được lưu ý hơn, các phần cơm được chuyển đến các khu cách ly, phong tỏa thông qua sự hỗ trợ từ lực lượng của các đơn vị tình nguyện tại phường.

Anh Thống Nhất (26 tuổi), tình nguyện viên tại phường Hiệp Bình Chánh, chia sẻ: “Thực ra mình hỗ trợ khử khuẩn chống dịch cho bên y tế nhiều hơn, nhưng mỗi khi có thời gian là liền đi phụ anh em giao phần cơm 0 đồng đến những khu phong toả. Bà con nghèo ở trong đó cực nhiều, thiếu thốn nhiều, nên họ cảm kích mỗi khi nhận cơm từ chương trình lắm. Mấy ngày này tuy mệt hơn nhưng giúp bà con không bỏ bữa là lại vui.”

Cô Huệ và anh Khoa nhanh chóng cho cơm vào hộp để kịp giờ đưa các phần ăn đến những khu phong tỏa, cách ly
Cô Huệ và anh Khoa nhanh chóng cho cơm vào hộp để kịp giờ đưa các phần ăn đến những khu phong tỏa, cách ly

Đều đặn mỗi ngày, các bữa ăn miễn phí từ chương trình “Sài Gòn ơi, đừng bỏ bữa” được đưa đến tận tay những người dân khó khăn ở các khu phong tỏa, khu cách ly. Hơi ấm tình người đã được lan tỏa rộng khắp nhờ sự chung sức của nhiều doanh nghiệp như Grab, của các đơn vị thiện nguyện như quán cơm xã hội Nụ Cười, của những tình nguyện viên không ngại khó và của toàn xã hội, những người dùng Grab, để san sẻ nhọc nhằn khó khăn với cộng đồng và cùng nhau vượt qua đại dịch.

Xem thêm: odl.755149-hcid-aum-auig-iougn-hnit-pa-ma-gnuhn-nod-naig-moc-nahp-gnuhn/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những phần cơm giản đơn nhưng ấm áp tình người giữa mùa dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools