Các cơ quan chức năng Đồng Nai kiểm tra một doanh nghiệp “3 tại chỗ” trên địa bàn - Ảnh: B.A
Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai (DIZA) đã có văn bản gửi Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 các huyện, TP trên địa bàn về việc phối hợp tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp không thực hiện "3 tại chỗ".
Theo đó, DIZA đã tiếp nhận, xử lý 1.179 doanh nghiệp đăng ký thực hiện phương án 3 tại chỗ với 138.746 lao động lưu trú tại công ty trong tổng số hơn 341.000 lao động.
Trong đó, có 1.163 đơn vị thực hiện phương án "3 tại chỗ", 6 doanh nghiệp thực hiện phương án "1 cung đường, 2 địa điểm" và 10 doanh nghiệp áp dụng cùng lúc 2 phương án trên.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số doanh nghiệp đã đề nghị ngừng "3 tại chỗ", giảm lao động của các doanh nghiệp. Cụ thể, có 50 doanh nghiệp đề nghị ngừng hoạt động "3 tại chỗ" với 8.011 người trong tổng số 25.432 lao động. Ngoài ra, có 216 doanh nghiệp giảm lao động với 5.124 người trong tổng số 42.283 lao động.
Công ty TNHH quốc tế Fleming (KCN Amata, TP Biên Hòa, Đồng Nai) vẫn duy trì hoạt động sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” - Ảnh: QUỲNH NHI
Như vậy, sau khi tổng hợp, rà soát kết quả tiếp nhận đăng ký và đề nghị ngừng hoạt động phương án "3 tại chỗ", giảm lao động của các doanh nghiệp, đến nay tại các khu công nghiệp của Đồng Nai chỉ còn 1.129 doanh nghiệp thực hiện 3 phương án trên.
Cùng ngày, DIZA ban hành quyết định kiểm tra việc thực hiện 3 phương án sản xuất và công tác phòng chống COVID-19 tại 96 doanh nghiệp '3 tại chỗ'. Nội dung kiểm tra xung quanh việc thực hiện 3 phương án sản xuất, báo cáo nguy cơ lây nhiễm tại doanh nghiệp và một số tài liệu liên quan.
4 đoàn kiểm tra của DIZA được thành lập phối hợp đại diện công an, y tế, liên đoàn lao động và các địa phương sẽ tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp trong thời gian từ ngày 16 đến 21-8 tới.
Ông Phan Huy Anh Vũ - giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - cho hay từ đợt dịch thứ 4 bùng phát đến nay, toàn tỉnh ghi nhận tổng cộng 12.131 ca COVID-19. TP Biên Hòa chiếm gần 50% với 5.271 ca, tiếp đến là các huyện Vĩnh Cửu 2.542 ca, Nhơn Trạch 2.214 ca, Trảng Bom 765 ca...
Trong số đó, có 2.273 bệnh nhân khỏi bệnh và 90 ca tử vong. Số ca bệnh diễn biến nặng tăng và nguy cơ tử vong tăng với 37 bệnh nhân nguy kịch và 112 bệnh nhân nặng. Ngoài ra đã có 81 nhân viên y tế mắc COVID-19.
TTO - Doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn và tự chịu trách nhiệm về mô hình vừa sản xuất phù hợp với thực tế, nhưng cần có thêm hướng dẫn của ngành y tế về xét nghiệm, xử lý khi có ca nhiễm F0.
Xem thêm: mth.16874747131801202-ohc-iat-3-gnugn-ihgn-ed-ian-gnod-o-peihgn-hnaod-05/nv.ertiout