Chuẩn bị giường bệnh và trang thiết bị y tế tại Bệnh viện điều trị COVID-19 Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: Bộ Y tế
Theo báo cáo này, từ đầu vụ dịch đến nay, 62/63 tỉnh thành trong cả nước ghi nhận gần 246.600 ca mắc, có trên 89.000 người đã được điều trị khỏi, trên 152.500 người đang điều trị tại các cơ sở y tế. Cao Bằng là địa phương duy nhất chưa ghi nhận ca bệnh COVID-19.
Phân tích gần 40.600 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế ngày 12-8, có 81,6% là triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, 9,3% mức độ trung bình, 9,1% (trên 3.700 người) là bệnh nhân nặng, nguy kịch. Trong đó có 496 người thở máy xâm lấn, 20 người dùng ECMO (tim phổi ngoài cơ thể), số còn lại sử dụng các thiết bị trợ thở khác.
Báo cáo này cũng nhận định ca tử vong tăng nhanh trong những ngày gần đây. Tính trong số hơn 4.800 ca tử vong ghi nhận đến nay, có trên 3.800 ca ở TP.HCM (chiếm 79,1% trên tổng số ca tử vong), Bình Dương 284 ca (5,9%), Long An 140 ca (2,9%), Tiền Giang 124 ca (2,6%), Đồng Tháp 94 ca (2%), Đồng Nai 87 ca (1,8%), Đà Nẵng 45 ca (0,9%), Cần Thơ 42 ca (xấp xỉ 0,9%), Hà Nội 30 ca (0,6%), Khánh Hòa 26 ca (0,6%), Bến Tre và Vĩnh Long mỗi tỉnh 22 ca (0,5%)...
Phân tầng điều trị linh hoạt, giảm số ca tử vong
Về phân tầng điều trị, quản lý bệnh nhân COVID-19, Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết tầng 1 là các bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng, cần theo dõi, quản lý sức khỏe và phát hiện sớm nếu tăng mức độ bệnh; trường hợp có tăng mức độ phải chuyển tuyến.
Tầng 2 là bệnh nhân mức độ vừa, theo dõi mức độ tăng nặng để xử trí cấp cứu, chuyển tuyến để chăm sóc. Tầng 3 là các bệnh nhân nặng, nguy kịch; trường hợp bệnh nhân nặng được điều trị đỡ bệnh sẽ được chuyển xuống tầng thấp hơn.
Trong tình hình số ca mắc cao như hiện nay, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh thành, các cơ sở điều trị chuẩn bị các phương án cao nhất về oxy, máy thở, giường cấp cứu, các vật tư trang thiết bị, thiết lập và sẵn sàng đưa vào sử dụng các cơ sở thu dung, điều trị người bệnh, giảm ca tử vong.
Các địa phương có số ca mắc cao cho phép áp dụng cách ly y tế tại nhà với các trường hợp nhiễm, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức tổng đài tư vấn, chăm sóc người bệnh và kịp thời chuyển đến cơ sở y tế nếu có tình trạng tăng nặng mức độ bệnh.
Cần năng lượng tích cực
Các bạn có biết điều gì bây giờ là quan trọng nhất trong các bệnh viện điều trị F0? Đó chính là năng lượng tích cực.
Những cảm xúc tiêu cực hạ gục chúng ta, làm chúng ta rối loạn, làm bệnh tình nặng nề hơn, làm y bác sĩ đuối sức, nó sẽ làm mọi thứ tệ hơn.
Trong những lúc như vậy, sự yêu thương, thấu hiểu, an ủi, đồng hành... sẽ đem lại năng lượng tích cực. Người dân Ý đã hò hát, chơi đàn cho nhau nghe mỗi ngày trong lúc dịch bệnh cũng đang rất nặng nề.
Họ đã giữ vững tinh thần tích cực đó.
Chúng ta có thể giúp gì những người đang là F0? Hãy liên lạc với họ, nói những lời an ủi động viên, gửi cho họ những liều thuốc tinh thần, vì nó là quan trọng nhất bây giờ, mất tinh thần là mất tất cả.
(ThS Nguyễn Thị Hồng Minh, Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM)
TTO - Chủ tịch hội đồng trường Đại học Xây dựng miền Tây cùng vợ là phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Vĩnh Long vi phạm yêu cầu giãn cách, thuê xe cứu thương lên TP.HCM thăm bệnh và dự đám tang, sau đó mắc COVID-19.
Xem thêm: mth.1610817131801202-hcik-yugn-gnan-gnart-hnit-gnort-gnad-91-divoc-nahn-hneb-007-3-nert/nv.ertiout