vĐồng tin tức tài chính 365

15 bài học trong công việc tôi ước mình biết sớm hơn: Làm việc thật "trâu" 3 tháng đầu, trở nên xuất sắc trong lĩnh vực

2021-08-14 17:16

Trong 6 năm cuối cùng của sự nghiệp, tôi đã chứng kiến và trải qua những tình huống mà ít ai có thể quan sát được trong sự nghiệp kéo dài hàng thập kỷ của họ. Tôi nhận ra mình nhảy việc thường xuyên, tỉ lệ nhảy việc của tôi lớn hơn gấp 2 lần số liệu nghiên cứu của Cục thống kê lao động. Mỗi khi gặp phải môi trường làm việc gây hại cho bản thân tôi sẽ nghỉ việc, bởi vì tôi muốn ưu tiên tới sức khỏe tinh thần của mình.

Tôi muốn chia sẻ với bạn 15 bài học, nếu tôi biết sớm thì có lẽ đã tránh được nhiều đêm mất ngủ. Tôi đã chia các bài học thành nhiều giai đoạn khác nhau – từ khi bước vào một công việc mới, làm sao để hoàn thành xuất sắc trong công việc hiện tại, đến khi bạn quyết định nghỉ việc.

Dưới đây là những bài học được rút ra từ những trải nghiệm của tôi:

Bắt đầu công việc mới

#1 Làm việc thật chăm chỉ trong 3 tháng đầu

Trong 3 tháng làm việc đầu tiên bạn sẽ nhận được "3 đặc quyền dành cho người mới", hãy dùng nó để phát huy hết năng lực của mình. Thoải mái đặt những câu hỏi ngớ ngẩn, đơn giản hoặc điên rồ với bất cứ ai! Nó cũng giúp bạn xây dựng mối quan hệ công việc và thiết lập uy tín của mình. Đừng lãng phí thời gian của mình khi nghĩ rằng không ai chú ý đến bạn. Hãy tận dụng tối đa cơ hội này và bắt tay vào làm việc ngay lập tức!

#2 Thương lượng về mức lương của bạn: Hãy luôn đòi hỏi mức lương tốt hơn và đừng bao giờ chấp nhận lời đề nghị đầu tiên. Thực tế điều này đã được chứng minh từ nghiên cứu của Babcock và Laschever.

Theo nghiên cứu, nếu không thương lượng mức lương đầu tiên, đến năm 60 tuổi mỗi người có thể mất hơn 500.000 USD.

Nếu bạn không thể có được mức lương cao hơn, hãy thương lượng về những đặc quyền khác. Cố gắng thương lượng thật kỹ để bạn không cảm thấy hụt hẫng trong suốt quá trình làm việc sau này.

#3 Hiểu rõ những công việc thuộc trách nhiệm của bạn và có định hướng phát triển:

Rất nhiều người trong chúng ta chỉ dừng lại ở việc làm rõ trách nhiệm của mình vì chúng ta cảm thấy việc thực hiện các hoạt động hàng ngày là cần thiết. Chúng ta đã không chú ý tới quỹ đạo phát triển của công việc đó. Khi bạn tiếp nhận làm việc tại một vị trí nào đó trong công ty, bạn nên hỏi quản lý về từng bước phát triển công việc như thế nào. Điều này giúp bạn tìm được mục tiêu, phạm vi phát triển, đồng thời đưa ra dấu hiệu với quản lý rằng bạn muốn gắn bó với công việc này.

Trở nên xuất sắc trong công việc

#4 Làm việc thật nỗ lực và #5 hiểu rõ lý do của những điều bạn làm

Làm việc thật nỗ lực sẽ giúp bạn "hoàn thành công việc" một cách dễ dàng. Kết hợp sự nỗ lực với việc hiểu rõ những điều mình đang làm, bạn sẽ có kỹ năng mà mọi nhà tuyển dụng đều cần!

Hành động và trí tuệ là hai yếu tố cần thiết để thành công trong mọi việc. Nếu chỉ nói nhưng không thực hiện bạn sẽ chẳng thể đi đến đâu. Và những kế hoạch được thiết kế hoàn hảo này sẽ chẳng bao giờ mang lại hiệu quả.

#6 Tự giải quyết vấn đề cá nhân

Bạn muốn thăng tiến trong công việc? Hãy giải quyết vấn đề của mình trước. Khi gặp vấn đề, tìm đến quản lý là phương án cuối cùng. Nhưng nếu bạn chưa chắc chắn, hãy tạo ra cho mình 2-3 giải pháp và nhờ họ lựa chọn phương án thay thế tốt nhất. Điều này tốt hơn là tạo thêm gánh nặng cho họ vì những vấn đề cá nhân của bạn.

#7 Chuẩn bị tốt

Hãy suy nghĩ và trình bày công việc của bạn có kế hoạch. Tạo ra một bản đồ tư duy về những điều cần thảo luận trong cuộc họp hoặc các buổi trình bày. Hãy chuẩn bị thật kỹ để không gặp bất cứ khó khăn nào!

Những quản lý tốt thường khó tìm

#8 Những quản lý tồi luôn phổ biến hơn quản lý tốt

Bạn nên biết rằng 75% nhân viên bỏ việc vì những người sếp không tốt. Trong những năm gần đây, tỉ lệ gặp quản lý tốt và quản lý không tốt của tôi là 1:4 – cứ 4 người quản lý tồi thì mới có một quản lý tốt. Hãy nhận thức rõ điều này và đừng nghĩ chỉ riêng bạn gặp phải quản lý không tốt.

#9 Đừng lo lắng khi gặp phải quản lý tồi

Theo kinh nghiệm của mình, tôi đã xác định được 4 kiểu nhà quản lý gây hại tới chúng ta và đề xuất một số giải pháp để ứng phó với họ. Trong công việc bạn có thể tiếp cận họ chủ động thay vì thụ động, đây là cách mang lại hiệu quả tốt nhất.

#10 Hãy gắn bó với những quản lý tốt

Nếu bạn gặp được người quản lý tốt, nên cảm thấy may mắn và học tập từ họ!

Sự kết hợp giữa một người sếp tốt và một nhân viên bình thường sẽ tốt hơn một người sếp tồi kết hợp với một nhân viên có vai trò quan trọng.

Một người sếp tốt sẽ giúp bạn phát triển ngay cả khi bạn có vai trò không mấy quan trọng.

Khi công việc trở nên khó khăn và bạn muốn từ bỏ

#11 Bỏ việc có thể không phải lựa chọn duy nhất

Bạn vẫn có thể vui vẻ với công việc đó nếu bạn làm việc bằng tất cả nỗ lực. Bỏ việc không phải phương án duy nhất.

#12 Nếu bạn không thể rời xa công việc, hãy lao vào nó

Thay đổi cách nhìn về công việc đang làm. Hãy tập trung gấp đôi và làm nó tốt hơn – ngay cả khi bạn không thích công việc này. Kiểm soát hoàn cảnh và vui vẻ với nó là hướng giải quyết tốt nhất.

#13 Tập trung xây dựng những sở thích và đam mê khác

Tạo ra nguồn thu nhập từ công việc khác bên cạnh công việc chính của bạn là sự đảm bảo về tài chính và nó cho phép bạn tự do sáng tạo để cân bằng với những điều tiêu cực tại nơi làm việc.

#14 Giữ trạng thái cân bằng

Khi bạn không còn hứng thú với công việc nhưng nghỉ việc chưa phải lựa chọn phù hợp lúc này, bạn có thể làm việc gần như thụ động theo yêu cầu của cấp trên. Duy trì mọi thứ ở mức cơ bản tối thiểu và cân bằng. Hãy chờ một cơ hội tốt và nghỉ việc khi bạn cảm thấy thích hợp.

#15 Bạn có thể nghỉ việc ngay cả khi không có công việc hay kế hoạch dự phòng

Nếu công việc thực sự khó khăn, bạn hoàn toàn có thể nghỉ việc để ưu tiên cho sức khỏe tinh thần của mình. Tôi đã nghỉ việc mà không có bất kỳ kế hoạch dự phòng nào và tôi không hối hận với quyết định này. Đơn giản vì tôi thà chọn hướng đi không chắc chắn còn hơn làm việc trong một môi trường có hại đến sức khỏe tinh thần của bản thân.

Mai Phương

Theo Medium

Xem thêm: nhc.56885731201801202-tot-pes-iov-ob-nag-av-hnim-auc-cuv-hnil-gnort-cas-taux-nen-ort-uad-gnaht-3-uart-taht-ceiv-mal-noh-mos-teib-hnim-cou-iot-ceiv-gnoc-gnort-coh-iab-51/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“15 bài học trong công việc tôi ước mình biết sớm hơn: Làm việc thật "trâu" 3 tháng đầu, trở nên xuất sắc trong lĩnh vực ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools