vĐồng tin tức tài chính 365

Cổ phiếu doanh nghiệp nhập khẩu vaccine Covid-19 "đội trần" 5 phiên liên tiếp, tăng gần 40% chỉ trong 1 tuần giao dịch

2021-08-16 03:23

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Y tế chủ trì hỗ trợ CTCP Y Dược phẩm Vimedimex (Mã CK: VMD) trong việc nhập khẩu vaccine Sputnik V về Việt Nam.

Theo đó, hiện các bên đang hoàn thiện hồ sơ pháp lý để nộp vào Bộ Y tế xin cấp phép nhập khẩu và đơn hàng đầu tiên dự kiến về Việt Nam cuối tháng 8/2021, nếu được Bộ Y tế phê duyệt, cấp phép nhập khẩu kịp thời.

Cổ phiếu "dậy sóng" tăng kịch trần 5 phiên liên tiếp

Ngay lập tức, phản ứng với thông tin tích cực, cổ phiếu VMD đang niêm yết trên sàn HoSE đã "dậy sóng" trong tuần giao dịch 9/8 – 13/8. Cụ thể, 5 phiên tăng trần liên tiếp trong tuần qua đã đưa thị giá VMD lên đỉnh mới 34.500 đồng/cp, tương đương tăng gần 40%; khối lượng giao dịch cũng tăng đột biến từ vài nghìn lên hàng chục nghìn cổ phiếu được khớp lệnh mỗi phiên.

Trước đó, hồi đầu tháng 6, VMD đã từng ghi nhận chuỗi 5 phiên liên tiếp tăng kịch trần khi Vimedimex nằm trong danh sách 36 đơn vị được cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh phạm vi nhập khẩu vaccine, kinh doanh dịch vụ bảo quản vaccine được Bộ Y Tế công bố.

Có thể thấy, những thông tin về vaccine COVID-19 là vấn đề "nóng" trong bối cảnh hiện tại khi làn sóng dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. Đặc biệt, những cổ phiếu vốn hóa nhỏ trong ngành dược được cho là nhân tố "nhạy cảm" nhất với các tín hiệu này.

 Cổ phiếu doanh nghiệp nhập khẩu vaccine Covid-19 đội trần 5 phiên liên tiếp, tăng gần 40% chỉ trong 1 tuần giao dịch  - Ảnh 1.

VMD tăng trần 5 phiên liên tiếp sau thông tin nhập khẩu vaccine Covid-19

Một số cổ phiếu tí hon trong ngành dược cũng ghi nhận diễn biến tích cực trong tuần qua. Chốt phiên 13/8, cổ phiếu CDP của Dược phẩm Trung ương Codupha tăng 41% so với đầu tuần, thị giá leo lên mức 18.500 đồng/cp. Cổ phiếu Dược phẩm Bến Tre (DBT) đạt 15.000 đồng/cp sau 1 tuần giao dịch đều ghi nhận đóng cửa tại mức sắc xanh, ứng với đà tăng 14% so với đầu tuần. Còn cổ phiếu PPP của Dược phẩm Phong Phú tăng trần hai phiên cuối tuần lên mức đỉnh 14.500 đồng/cp, tương đương tăng 26%.

Trái ngược, một số cổ phiếu lớn cùng ngành dược lại ghi nhận tuần giao dịch không mấy khả quan, thị giá chỉ đi ngang, thậm chí là giảm. Có thể kể đến như cổ phiếu DHG của Dược Hậu Giang chốt phiên 13/8 giảm 400 đồng xuống mức 93.600 đồng/cp; IMP của Dược phẩm Imexpharm giảm 1.000 đồng xuống mức 68.700 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm hơn 3% so với đầu tuần; hay TRA của Traphaco đứng giá tham chiếu 79.500 đồng/cp trong phiên cuối tuần.

Cơ cấu cổ đông cô đặc với nhóm cổ đông của nữ Chủ tịch nắm giữ gần 52% vốn

Trở lại với VMD, tiền thân của Vimedimex là công ty Xuất nhập khẩu Y tế được thành lập từ năm 1984. Cho đến năm 2006, công ty chính thức đổi tên thành Y Dược phẩm Vimedimex với vốn điều lệ khi đó là 25 tỷ đồng. Hơn 8 triệu cổ phiếu VMD bắt đầu niêm yết trên HOSE vào ngày 30/9/2010. Tính tới hiện tại, lượng cổ phiếu VMD đang lưu hành là trên 15,4 triệu đơn vị, vốn hóa thị trường đạt gần 533 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/12/2020, cơ cấu cổ đông VMD khá cô đặc khi hơn 75% vốn thuộc sở hữu của các cổ đông lớn, trong đó CTCP Dược phẩm Vimedimex 2 nắm giữ nhiều nhất với 45,34% vốn. Hiện, Chủ tịch HĐQT VMD – bà Nguyễn Thị Loan cũng đang đồng thời đảm nhiệm Chủ tịch tại CTCP Dược phẩm Vimedimex 2. Cộng thêm số cổ phần con trai bà Loan đang sở hữu, nhóm của Chủ tịch nắm giữ 52,7% vốn cổ phần của VMD.

 Cổ phiếu doanh nghiệp nhập khẩu vaccine Covid-19 đội trần 5 phiên liên tiếp, tăng gần 40% chỉ trong 1 tuần giao dịch  - Ảnh 2.

Thông tin thêm về vị nữ chủ tịch này, ngoài lĩnh vực dược phẩm, bà Loan còn từng nằm trong bộ máy lãnh đạo của hàng loạt doanh nghiệp trong các ngành nghề khác. Theo đó, bà Loan hiện là Chủ tịch Tập đoàn Dược phẩm Vimedimex – doanh nghiệp sở hữu thương hiệu BĐS Vimefulland. Trước đó, nữ tướng này từng là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Á (Mã CK: VAB); Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Hòa Bình (Mã CK: HBS) và CTCP Quản lý quỹ Quốc tế.

Doanh nghiệp dược có doanh thu cao nhất ngành, tỷ lệ cổ tức ổn định

Ngày 25/6 vừa qua, Y Dược Vimedimex đã vừa tiến hành chi trả cố tức năm 2020 bằng tiền với tỷ lệ 20%, tương ứng chi ra khoảng 31 tỷ đồng. Nguồn thực hiện được lấy từ LNST chưa phân phối cuối năm, ghi nhận gần 36 tỷ đồng tại thời điểm 30/12/2020. Đây cũng là năm thứ 9 VMD duy trì mức trả cổ tức này.

Về tình hình kinh doanh, trong năm 2020, doanh thu hợp nhất ghi nhận 18.142 tỷ đồng – mức cao nhất trong các doanh nghiệp dược đang giao dịch trên sàn. Song, với mô hình hoạt động chủ yếu thông qua phân phối dược phẩm khiến giá vốn ghi nhận cao, dẫn tới biên lợi nhuận thấp. Kết quả, lợi nhuận ròng năm 2020 đạt 37 tỷ đồng, tăng 16% so với thực hiện năm 2019.

Bước sang năm 2021, tính riêng trong quý 2, công ty ghi nhận doanh thu 3.739 tỷ đồng, đi lùi 3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, nhờ tiết giảm các chi phí, VMD vẫn báo lãi ròng gần 10 tỷ đồng, tăng 20% so với quý 2/2020.

Lũy kế nửa đầu năm 2021, VMD đạt doanh thu 7.604 tỷ đồng và LNST hơn 19 tỷ đồng, lần lượt giảm 10% và tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020. So sánh với kế hoạch đề ra, công ty đã hoàn thành 51% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

 Cổ phiếu doanh nghiệp nhập khẩu vaccine Covid-19 đội trần 5 phiên liên tiếp, tăng gần 40% chỉ trong 1 tuần giao dịch  - Ảnh 3.

Phương Linh

Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.89645839151801202-hcid-oaig-naut-1-gnort-ihc-04-nag-gnat-peit-neil-neihp-5-nart-iod-91-divoc-eniccav-uahk-pahn-peihgn-hnaod-ueihp-oc/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cổ phiếu doanh nghiệp nhập khẩu vaccine Covid-19 "đội trần" 5 phiên liên tiếp, tăng gần 40% chỉ trong 1 tuần giao dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools