vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế Trung Quốc biến đổi ra sao sau 45 năm cải cách mở cửa

2023-12-11 03:18

Tháng 4/1980, Trung Quốc trở thành thành viên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Một tháng sau, họ tiếp tục tham gia vào Ngân hàng Thế giới (WB).

Năm 1992, Đặng Tiểu Bình có bài phát biểu quan trọng trong nước, nhấn mạnh quyết tâm cải cách mở cửa. Cùng năm đó, giới chức Trung Quốc chobiết họ sẽ trở thành nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Đây là thuật ngữ mô tả hệ thống kinh tế có sự cân bằng giữathị trường tự do và chủ nghĩa xã hội.

Năm 1994, Trung Quốc bắt đầu cải cách doanh nghiệp quốc doanh và thương mại hóa lĩnh vực bất động sản. Năm 1999, họ phóng thử nghiệm thànhcông tàu Thần Châu 1 lên vũ trụ.

Năm 2001, nước này trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau 15 năm đàm phán. Quốc gia này hưởng lợi lớn từ quá trìnhtoàn cầu hóa, trở thành công xưởng sản xuất của thế giới và là cỗ máy tăng trưởng của toàn cầu. Họ đóng góp hơn 30% tăng trưởng mỗi năm cho thếgiới suốt nhiều năm qua.

Trung Quốc hiện cũng là đối tác thương mại hàng đầu của hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo Hải quan Trung Quốc, kim ngạch ngoại thươngnăm 2022 của nước này lập kỷ lục với 42.000 tỷ nhân dân tệ (5.900 tỷ USD).

Các thị trường lân cận như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam đều ghi nhận Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất. Bên cạnh đó, nước này còn làđối tác thương mại hàng đầu của Nga, Ukraine và thậm chí một số quốc gia châu Phi như Nam Phi, Kenya. Brazil (Nam Mỹ) và Arab Saudi (Trung Đông)cũng có quan hệ thương mại mật thiết với nền kinh tế lớn nhì thế giới.

Theo số liệu của WTO, năm 2021, Trung Quốc là nước xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất thế giới và nhập khẩu hàng hóa nhiều thứ hai. Trong lĩnh vựcdịch vụ, quốc gia này xuất khẩu nhiều thứ ba và nhập khẩu nhiều thứ hai toàn cầu.

Từ khi mở cửa và cải cách kinh tế, Trung Quốc được xếp vào một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. GDP tăng trungbình quanh 10% mỗi năm từ 1978 đến 2013. Năm 2010, nước này vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sauMỹ.

Sau 45 năm, GDP Trung Quốc từ 367,9 tỷ nhân dân tệ (50,8 tỷ USD) tăng lên 121.000 tỷ nhân dân tệ năm 2022. Thu nhập bình quân tăng vọt từ 468nhân dân tệ năm 1980 lên 91.000 nhân dân tệ (gần 13.000 USD) năm 2022. Việc này giúp họ chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp lên nhóm thu nhậptrung bình cao, theo WB.

Hong Kong cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình cải cách, mở cửa của Trung Quốc. Năm 1980, doanh nhân Hong Kong Annie Wu Suk-ching lậpcông ty cung cấp suất ăn hàng không Beijing Air Catering. Đây là liên doanh đầu tiên tại Trung Quốc đại lục.

Hong Kong còn tận dụng vị thế là điểm kết nối quốc tế để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Thành phố này hiện là điểm nhận vốn đầutư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất Trung Quốc, chiếm hơn nửa FDI vào đây. Lượng FDI vào Trung Quốc năm 2022 là 189 tỷ USD, tăng vọt so vớichỉ 920 triệu USD năm 1983.

Mô hình tăng trưởng của Trung Quốc dựa nhiều vào việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, như nhà máy, các tòa nhà chọc trời và đường sá. Trung Quốc cóý tưởng làm đường sắt cao tốc từ năm 1978. Nhưng 30 năm sau, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên mới đi vào hoạt động, nhờ được chuyển giao côngnghệ từ các doanh nghiệp Nhật Bản, Canada, Đức, Pháp. Hiện tại, họ đã có khoảng 42.000 km đường sắt cao tốc.

Trung Quốc và mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới
 
 
Trung Quốc và mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới
Tàu cao tốc Fuxing chạy vượt một con tàu truyền thống ở Trung Quốc. Video: CGTN

Khi kinh tế tăng trưởng, Trung Quốc cũng tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng trên toàn cầu. Năm 2012, họ đưa ra Sáng kiến Vành đaivà Con đường (BRI). Với tham vọng xây dựng lại vị thế từng có trên Con đường tơ lụa nổi tiếng trong lịch sử, BRI tài trợ cho cơ sở hạ tầng, pháttriển các tuyến đường sắt, đường giao thông, hệ thống cảng biển.

Mục đích của BRI là củng cố các tuyến thương mại kết nối Trung Quốc với châu Âu, Trung Đông và châu Phi. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đếnhết năm 2022, nước này đã hợp tác với 151 quốc gia, thực hiện 3.000 dự án với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ USD.

Nước này cũng tham gia vào nhiều tổ chức và hiệp định thương mại khác, như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) hay nhóm các nềnkinh tế mới nổi BRICS. Trong đó, RCEP là FTA lớn nhất thế giới, khi đóng góp 30% GDP toàn cầu. BRICS cũng ngày càng có tầm quan trọng lớn, đượccoi là khối kinh tế đối trọng G7.

Các lãnh đạo Trung Quốc sau này luôn khẳng định cam kết cải cách và mở cửa, nhằm bình ổn quốc gia. Năm 2018, trong sự kiện kỷ niệm 40 năm cảicách mở cửa, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: "Trung Quốc không thể phát triển tách rời khỏi thế giới. Thế giới cũng cần Trung Quốc đểđạt thịnh vượng toàn cầu".

Lãnh đạo các nước BRICS - Brazil, Trung Quốc, Nam Phi, Nga, Brazil tại hội nghị năm 2018. Ảnh: Reuters

Vài năm gần đây, Trung Quốc có dấu hiệu giảm tốc, dù là nền kinh tế đầu tiên hồi phục sau Covid-19. Người tiêu dùng ngại chi tiêu. Xuất khẩuđi xuống. Giá cả giảm và hơn 20% người trẻ đang thất nghiệp. Lĩnh vực bất động sản cũng chưa thoát khỏi khủng hoảng sau hơn 2 năm.

Phần lớn các thách thức này phát sinh từ nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng của các lãnh đạo Trung Quốc. Họ không muốn dựa nhiều vào vay nợnhư những chính phủ tiền nhiệm, mà muốn dựa vào tiêu dùng. Điều này thể hiện ở việc, kể cả khi khủng hoảng bất động sản trầm trọng hơn, TrungQuốc cũng không đưa ra các biện pháp mạnh tay.

Dù vậy, các lãnh đạo Trung Quốc cũng không ngồi yên. Sau cuộc họp tháng 7, họ đưa ra nhiều đề xuất như tăng chi cho cơ sở hạ tầng, hỗ trợthanh khoản cho các hãng bất động sản và giảm quy định về mua nhà. Tháng 8, Trung Quốc cũng bất ngờ hạ lãi suất. Bloomberg hồitháng 10 đưa tin Trung Quốc cân nhắc bơm thêm ít nhất 1.000 tỷ nhân dân tệ (137 tỷ USD) vào nền kinh tế thông qua phát hành trái phiếu.

Các chính sách hỗ trợ trên gần đây đã bắt đầu phát huy tác dụng. GDP Trung Quốc tăng 4,9% trong quý III so với cùng kỳ năm ngoái, kéo cao kỳvọng đạt mục tiêu tăng trưởng năm nay.

Số liệu do Hải quan Trung Quốc công bố hôm 7/12 cũng cho thấy xuất khẩu bất ngờ tăng trong tháng 11. Chỉ số giá sản xuất (PMI) tháng 11 cũnglên cao nhất 3 tháng, với 50,7 điểm.

Tờ Global Times hồi tháng 8 nhìn nhận Trung Quốc đang đối mặt nhiều thách thức, như hồi phục kinh tế toàn cầu yếu đi và tăng trưởngtrong nước mất cân đối. Tuy nhiên, họ cho rằng "kinh tế Trung Quốc đang hồi phục dần" và nước này "có đủ công cụ để duy trì mức tăng trưởng ổnđịnh".

Đầu tuần này, Ủy ban Cải cách và Phát triển Kinh tế (NDRC) - cơ quan hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu Trung Quốc - cũng khẳng định nướcnày đủ tự tin và năng lực để phát triển ổn định trong dài hạn.

"Nền tảng vững chắc, tiềm năng lớn, dư địa chính sách của nền kinh tế vẫn không thay đổi. Trung Quốc vẫn là cỗ máy tăng trưởng lớn nhất củathế giới và sẽ đóng góp gần một phần ba tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay", NDRC cho biết trên website.

Hà Thu - Tất Đạt

Xem thêm: lmth.1807864-auc-om-hcac-iac-man-54-uas-oas-ar-iod-neib-couq-gnurt-et-hnik/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế Trung Quốc biến đổi ra sao sau 45 năm cải cách mở cửa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools