vĐồng tin tức tài chính 365

Taliban 2.0 có khác thế hệ Taliban cách đây 20 năm?

2021-08-18 06:31
Taliban 2.0 có khác thế hệ Taliban cách đây 20 năm? - Ảnh 1.

Phụ nữ ra ngoài đường phải trùm kín mặt dưới thời Taliban cầm quyền năm 1996-2001 - Ảnh: AFP

Chính quyền Afghanistan sụp đổ chỉ ba tháng sau khi quân đội Mỹ và NATO bắt đầu rút khỏi Afghanistan, kết thúc cuộc chiến kéo dài 20 năm khiến 2.448 binh sĩ Mỹ, 3.846 thành viên thuộc nhà thầu quân sự Mỹ cùng 66.000 binh sĩ và cảnh sát Afghanistan thiệt mạng.

Phụ nữ trùm kín, đàn ông để râu

Taliban (nghĩa là "sinh viên" theo tiếng Pashto) đã từng nắm quyền ở Afghanistan từ năm 1996-2001.

Lúc bấy giờ hầu hết các nước đều không công nhận chế độ Taliban. Ủng hộ Taliban mạnh mẽ nhất về quân sự và chính trị chỉ có Pakistan.

Trong 5 năm cầm quyền giai đoạn cuối thập niên 1990, chế độ Taliban hoạt động dựa trên cách giải thích cực đoan theo luật Hồi giáo Sharia.

Phụ nữ phải trùm kín mặt; bị cấm làm việc, học tập, tham gia chính trị; không được ra khỏi nhà mà không có người thân nam giới đi kèm.

Đàn ông buộc phải để râu và đội mũ hoặc đội khăn xếp. Âm nhạc và nhiều môn giải trí khác đều bị cấm.

Ai không tuân thủ quy định có thể bị đánh roi hoặc bị sĩ nhục nơi công cộng, riêng phụ nữ đôi lúc phải trả giá bằng mạng sống.

Sau khi liên quân do Mỹ đứng đầu tiến vào Afghanistan năm 2001 lật đổ chế độ Taliban, Afghanistan đã mở cửa với thế giới.

Trẻ em thoải mái thả diều và chơi game. Các đôi lứa có thể chơi nhạc trong đám cưới.

Phụ nữ rời khỏi nhà đi làm mà không sợ bị ai đánh đập. Nhiều nam thanh niên nếu thích đều có thể cạo râu.

Trên trang The Conversation, chuyên gia Sher Jan Ahmadzai - giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Afghanistan thuộc Đại học Nebraska-Omaha (Mỹ), ghi nhận rằng dù Taliban và bạo lực vẫn chưa biến mất hoàn toàn khỏi Afghanistan những năm qua nhưng không khí sợ hãi đã tan biến, người dân đã nối lại cuộc sống bình thường.

Taliban 2.0 có khác thế hệ Taliban cách đây 20 năm? - Ảnh 2.

Taliban dùng xe tăng tiêu hủy các lon bia trong những năm cầm quyền trước đây - Ảnh: REUTERS

Thay đổi luận điệu trên trường quốc tế

20 năm trôi qua từ năm 2001. Hầu hết các tay súng Taliban vừa mới chiếm Kabul chưa đầy 30 tuổi. Một số tay súng thậm chí còn chưa ra đời trong năm 2001.

Ngày trước, các thành viên Taliban không biết gì về công nghệ. Còn bây giờ Taliban đã biết sử dụng mạng xã hội, truyền hình và máy phát thanh để tuyên truyền luật Hồi giáo theo cách giải thích cực đoan của họ.

Luận điệu của Taliban ngày trước cũng đã thay đổi từ năm 2001, ít nhất trên bình diện quốc tế.

Trong đàm phán hòa bình và trong các chuyến công du nước ngoài, Taliban tuyên bố phụ nữ có các quyền theo luật Hồi giáo và mong muốn giảm bạo lực ở Afghanistan.

Taliban cam kết bảo vệ các cơ sở hạ tầng công cộng như trụ sở làm việc, đường sá và trường học là những nơi thường bị Taliban tấn công.

Tại số rất ít khu vực do Taliban kiểm soát trong nhiều năm, các nhóm Taliban địa phương đã cho phép trẻ em gái đến trường.

Dù vậy, trong các khu vực mới chiếm đóng, Taliban vẫn duy trì chính sách cứng rắn.

Theo các đài phát thanh Radio Liberty và Radio Salam Watandar, Taliban ở miền bắc và đông bắc đã yêu cầu các gia đình phải gả con gái cho các tay súng Taliban, phụ nữ không được ra khỏi nhà nếu không có nam giới đi theo, nam giới phải đến thánh đường Hồi giáo cầu nguyện và phải giữ râu.

Theo báo cáo vào trung tuần tháng 7-2021 của Ủy ban Độc lập về cải cách hành chính và dịch vụ công (chính phủ Afghanistan), tại nhiều vùng do Taliban kiểm soát, nhiều cơ sở hạ tầng công cộng đã bị phá hủy và nhiều dịch vụ xã hội phải dừng hoạt động.

Taliban 2.0 có khác thế hệ Taliban cách đây 20 năm? - Ảnh 3.

Quân Taliban đứng gác gần quảng trường Zanbaq ở Kabul ngày 16-8 - Ảnh: AFP

Khôi phục chế độ tiểu vương quốc Hồi giáo

Trung tâm Đấu tranh chống khủng bố thuộc Học viện quân sự West Point (Mỹ) đã phân tích nhiều yếu tố cho thấy Taliban luôn tin rằng cần khôi phục chế độ tiểu vương quốc Hồi giáo mà Taliban đã thiết lập trước đây.

Trong chế độ đó, một lãnh đạo tôn giáo (tiểu vương) là người ra quyết định tối hậu.

Không ai có thể thách thức các phán quyết của vị lãnh đạo này vì Taliban tin rằng vị lãnh đạo đó nắm giữ quyền lực thần thánh từ thượng đế.

Chính vì vậy, nhà báo Ahmad Rashid người Pakistan đã phát biểu với đài Deutsche Welle (Đức): "Điều gì thay đổi ư? Hoàn toàn không có gì. Taliban không tin vào dân chủ. Họ chỉ muốn chính phủ sụp đổ để tái chiếm Afghanistan và thiết lập lại chế độ của họ".

Hãy chờ xem Taliban công bố các chính sách ban đầu như thế nào để đoán định diễn biến xã hội Afghanistan trong thời gian tới!

Lính Taliban đi tập gym, chơi xe điện đụng, người dân đổ đến sân bay để tháo chạyLính Taliban đi tập gym, chơi xe điện đụng, người dân đổ đến sân bay để tháo chạy

TTO - Đã hai ngày từ khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul (15-8). Đường phố Afghanistan lúc này đầy rẫy lính Taliban đi tuần tra.

Xem thêm: mth.28004040271801202-man-02-yad-hcac-nabilat-eh-eht-cahk-oc-0-2-nabilat/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Taliban 2.0 có khác thế hệ Taliban cách đây 20 năm?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools