vĐồng tin tức tài chính 365

"Khát" lao động mùa dịch, doanh nghiệp đồ gỗ "bó tay"

2021-08-18 09:41

Hiện các hợp đồng đặt hàng xuất khẩu đang tới tấp "bay về" Việt Nam, thế nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt ngành gỗ lại đang như "ngồi trên lửa" vì 65% số công nhân trong ngành phải nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thông tin trên Vneconomy.

Theo báo cáo của VIFOREST, trong số 265 doanh nghiệp chế biến gỗ tại vùng trọng điểm phía Nam (gồm TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh), hiện chỉ có 141 doanh nghiệp duy trì hoạt động với số lượng công nhân đang làm việc chỉ còn khoảng 1/4.

Trước tình hình cấp bách, VIFOREST kiến nghị Chính phủ xem xét quy định chương trình xét nghiệm COVID-19 là loại dịch vụ phi lợi nhuận, do Chính phủ điều tiết với khung giá thống nhất, đề nghị chỉ đạo các địa phương tạo điều kiện nhanh nhất và đảm bảo nhu cầu tiêm vaccine cho công nhân ngành gỗ, trước tiên ưu tiên 100% cho lao động vùng dịch; và có chương trình hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp.

Khát lao động mùa dịch, doanh nghiệp đồ gỗ bó tay - Ảnh 1.

Đơn hàng tăng, nhưng doanh nghiệp đồ gỗ khó đáp ứng. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)

Doanh nghiệp dược làm ăn ra sao trong mùa dịch?

Cùng là doanh nghiệp ngành dược nhưng nhiều doanh nghiệp đang có kết quả kinh doanh không mấy khả quan trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam, thông tin trên Nhịp cầu đầu tư.

Ghi nhận từ báo cáo tài chính quý II của các công ty đầu ngành, Dược Hậu Giang ghi nhận doanh thu tăng hơn 15% so với cùng kỳ, đạt xấp xỉ 948 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu lại giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 48,8%, mục tiêu chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2025 cũng thấp hơn so với mức tăng trưởng bình quân của ngành, theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường IBM.

Tổng kết quý II vừa qua, doanh thu của Dược phẩm OPC đạt gần 195 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,3% nhưng lãi sau thuế lại bị giảm hơn 20%. OPC cho biết lợi nhuận giảm là do chi phí phát sinh tăng vì dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Nguyên nhân khiến ngành dược Việt Nam khó tăng đột phá vì nguồn nguyên liệu sản xuất phụ thuộc đến 90% vào nhập khẩu, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 80% nguồn cung. Dịch COVID-19 lần 4 khiến thách thức tăng lên.

Bộ Công Thương kiến nghị tiêu thụ lúa, gạo ở miền Nam

Nhiều giải pháp cấp bách tiêu thụ lúa, gạo Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh dịch bệnh đã được Bộ Công Thương đề xuất, trong đó có "nhóm giải pháp cấp bách" bao gồm việc khẩn trương nghiên cứu, mở "luồng xanh" cho vận tải đường thủy và tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn thu mua lúa, gạo hàng hóa, thông tin trên báo Thanh niên.

Cụ thể, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng xem xét, giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì và cùng Bộ Y tế các địa phương tạo "luồng xanh" cho vận tải thủy.

Bên cạnh đó, giải pháp đồng bộ bao gồm việc giao Bộ Bộ Giao thông Vận tải chủ trì làm việc để sớm mở lại tất cả các máng đóng rút gạo trong thời gian sớm nhất nhằm giảm bớt tình trạng ùn tắc container xuất khẩu gạo và cân nhắc về phí phụ thu để tạo thuận lợi cho xuất khẩu.

Về việc tiếp cận nguồn lúa gạo, Bộ này đề nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét, chỉ đạo các ngân hàng thương mại có hỗ trợ nhất định về lãi suất cho các doanh nghiệp; đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được thế chấp vay vốn bằng chính sản phẩm sẽ thu mua.

Xuất khẩu gỗ dồi dào đơn hàng bất chấp dịch COVID-19Xuất khẩu gỗ dồi dào đơn hàng bất chấp dịch COVID-19

VTV.vn - Dự báo ngành chế biến xuất khẩu gỗ vẫn đạt tăng trưởng tốt từ nay đến cuối năm bất chấp dịch bệnh, bởi theo nhiều doanh nghiệp, đơn hàng xuất khẩu lúc nào cũng dồi dào.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.10061758081801202-yat-ob-og-od-peihgn-hnaod-hcid-aum-gnod-oal-tahk/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“"Khát" lao động mùa dịch, doanh nghiệp đồ gỗ "bó tay"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools