vĐồng tin tức tài chính 365

Đừng để công việc xen vào cả giấc ngủ của bạn, khi về già bạn sẽ hối hận

2021-08-19 03:23

Millennials thường được đánh giá là những người làm việc không chăm chỉ. Nhưng theo một nghiên cứu trên HBR, họ thật sự là những người nghiện công việc.

Các nhà nghiên cứu đã khảo sát khoảng 5.000 nhân viên toàn thời gian, và trong 29% tổng số người trả lời, họ phát hiện 43% những người "chết vì công việc" là Millennials. Rất nhiều người trong thế hệ của chúng tôi từ bỏ những ngày nghỉ, dành hết thời gian của mình để làm việc.

Và có lẽ với nhiều người, điều này không có gì đáng ngạc nhiên.

Elon Musk là một ví dụ điển hình. Vào năm 2018, anh đã trả lời một cuộc phỏng vấn và cho biết, anh đã làm việc tới 120 giờ mỗi tuần. Lần gần nhất mà anh có thời gian để nghỉ ngơi là vào năm 2001. Khi đó, anh đang bị sốt rét. Musk cũng chia sẻ, vào ngày sinh nhật của mình, anh đã dành toàn bộ 24 giờ để làm việc, không có bạn bè bên cạnh.

Điều đó nghe có vẻ thật khủng khiếp. Nhưng tôi cá rằng đôi khi, công việc cũng đã chiếm lấy cuộc sống của bạn. Có thể bạn đã từng: không dám nghỉ khi bị ốm, bỏ lỡ một sự kiện quan trọng của gia đình hoặc không thể ngủ thêm một chút để hoàn thành công việc.

Cái giá phải trả khi làm việc quá nhiều

Thật đáng buồn khi chúng ta được dạy là phải ưu tiên công việc hơn mọi thứ khác. Và tôi sẽ kể cho bạn nghe trải nghiệm tồi tệ nhất của mình khi làm điều này. Đó là lúc tôi chuẩn bị cho kỳ thi về pháp luật đầu tiên của mình ở Đức.

Các kỳ thi về pháp luật ở Đức rất khó, bạn có thể hình dung nó giống như một phiên bản học thuật của Hunger Games. Bạn có thể hỏi bất kỳ một thẩm phán người Đức nào, họ vẫn sẽ nhớ và kể lại một cách rõ ràng về kỳ kiểm tra đó. Nó thật khủng khiếp.

Để chuẩn bị cho kỳ thi này, bạn phải dành ít nhất một năm để tự học một mình với tất cả thời gian bạn có. Trong năm đó, hầu hết các buổi sáng thứ bảy, bạn cũng phải dành 5 tiếng để làm một bài kiểm tra.

Để chuẩn bị cho nó, tôi đã chọn một cuốn sách dày khoảng 1500 trang. Tôi đã cố gắng đọc nó thật chăm chỉ. Ngay cả khi bà ốm, thay vì dành toàn bộ thời gian để ở bên, chăm sóc, nói chuyện với bà, tôi chỉ đọc và đọc. Cuốn sách như một con quái vật, lấy đi hết thời gian của tôi.

Không lâu sau đó, bà rời xa chúng tôi.

Tôi đã chọn tập trung vào công việc, để rồi đánh mất thời gian quý báu ở bên bà. Khi đó, vì quá sợ hãi về kỳ kiểm tra sắp tới nên tôi đã nghỉ học và dồn toàn bộ thời gian trong một hoặc hai tuần để ôn luyện. Thế nhưng, tôi phát hiện ra rằng những thứ tôi đã học trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào.

Tôi thành công vượt qua kỳ thi nhưng lại mắc phải một sai lầm vô cùng lớn. Và tôi đã đổ lỗi cho cuốn sách của mình. Trong khi làm bài, với áp lực thi cử, tất cả những gì tôi nhớ được là những đáp án sai. Đó chính là thứ mà tôi đã cố gắng đọc khi ngồi cạnh giường của bà.

Điều này chỉ cho biết: Đôi khi, không làm gì lại là điều tốt nhất bạn có thể làm.

Sau tất cả, tôi đang cố gắng sống một cuộc đời không hối tiếc. Tôi không muốn bỏ lỡ những khoảnh khắc quan trọng bên người thân vì công việc một lần nào nữa.

Nhiều người sẽ nói làm việc ít hơn chính là lười biếng, không có trách nhiệm với công việc... nhưng đừng làm quá nhiều, khi về giá bạn sẽ hối hận - Ảnh 1.

Không phải chỉ tôi mà tất cả chúng ta

Những gì tôi vừa chia sẻ là một ví dụ thực tế, xảy ra với chính bản thân tôi. Nhưng ngoài kia, có rất nhiều người cũng đang gặp vấn đề này. Làm việc quá nhiều đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở Hoa Kỳ (với tất cả các thế hệ). Và nó đã tạo ra một thứ mà chúng ta chưa từng thấy trước đây, đó là: một thế giới, nơi mà người giàu làm việc nhiều hơn tất cả những người khác.

Trong bài báo của mình, Derek Thompson từng nói:

"… những người đàn ông ưu tú của nước Mỹ đã biến mình thành những người nghiện công việc nhất thế giới. Họ làm việc nhiều hơn cả những người đàn ông bình thường ở Mỹ và những đàn ông giàu có ở các nước khác. Sự thay đổi này bất chấp logic và lịch sử kinh tế. Bởi theo lẽ thường, người giàu luôn làm việc ít hơn người nghèo, vì họ có đủ khả năng để làm điều đó".

Tại sao lại như vậy? Ở Hoa Kỳ, những khái niệm như: yêu thích công việc hay theo đuổi đam mê,... khá phổ biến.

Điều này có cả mặt tích cực và tiêu cực. Nó giúp chúng ta tin rằng công việc là thứ mà chúng ta thật sự yêu thích. Đây là một thông điệp tốt, nhưng lại là một ý tưởng khá xa lạ với văn hóa Đức và nhiều nền văn hóa khác trên toàn thế giới.

Thế nhưng, ở một góc độ nào đó, nó gần như trở thành một tôn giáo, Derek Thompson gọi nó là "chủ nghĩa làm việc". Hãy nhớ rằng: "Niềm tin mà nó đem lại có thể biến chúng ta thành những kẻ nô lệ bất cứ khi nào". Đây là một câu nói vô cùng nổi tiếng, nó từng được phát biểu bởi người sáng lập Apple, một trong bốn công ty công nghệ lớn trên thế giới.

Vì vậy, ranh giới giữa "cố gắng làm vì những gì bạn yêu thích" và "làm việc quá sức" thường rất mong manh. Nhưng làm vì những điều mình thích có thể khiến bạn hạnh phúc, còn làm việc quá nhiều thì không. Derek Thompson từng nói:

"Phần lớn những người châu Âu giàu có đều làm việc ít hơn so với người Mỹ. Và 7 trong số 10 quốc gia hạnh phúc nhất thế giới là ở châu Âu."

Nói một cách thẳng thắn, trong văn hóa Mỹ, "làm những gì bạn thích" có nghĩa là cố gắng cống hiến hết mình vì công việc. Do đó, hãy tỉnh táo, đừng để bản thân rơi vào cái bẫy của "chủ nghĩa làm việc".

Bạn đang bận tâm về công việc? Hay đang nghĩ cách để chống lại sự "cám dỗ" của chúng? Hãy dành thời gian đó để nói chuyện với những người bạn yêu thương. Và đừng để công việc xen vào giấc ngủ của bạn.

Nhiều người sẽ nói làm việc ít hơn chính là lười biếng, không có trách nhiệm với công việc... nhưng đừng làm quá nhiều, khi về giá bạn sẽ hối hận - Ảnh 2.

Nếu làm việc ít hơn

Hãy xem điều gì sẽ xảy ra khi bạn thay đổi bản thân sau những gì tôi vừa chia sẻ. Rất có thể năng suất công việc của bạn sẽ được cải thiện hơn rất nhiều. Như Richie Norton từng nói:

"Làm việc quá sức là Cái chết đen của thế kỷ 21. Hãy rời khỏi văn phòng đúng giờ, bằng cách sử dụng thời gian bạn có một cách hiệu quả. Một giám đốc điều hành tại Fortune 100 đã nói với tôi rằng, với anh ấy, nếu bạn ở lại muộn hơn để làm việc, điều đó có nghĩa là 'bạn đang làm việc một cách chậm chạp và không hiệu quả.'"

Nhiều người sẽ nói làm việc ít hơn chính là lười biếng, không có trách nhiệm với công việc... Thế nhưng có thể, đây chính là cách giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Một công ty ở Paris, Startup Welcome to the Jungle, đã thử cho nhân viên làm việc 4 ngày/ tuần. Và sau đó, họ quyết định áp dụng nó vô thời hạn cho tất cả nhân viên của mình, vì hiệu quả mà nó đem lại thật đáng kinh ngạc. Nhiều công ty khác cũng thử nghiệm và kiểm chứng cho điều đó.

Một câu hỏi quan trọng được đặt ra: "Những gì chúng ta làm trước đây, có thực sự đúng đắn?"

Nếu muốn làm việc tốt hơn, đừng chỉ cố gắng làm việc nhiều hơn, lâu hơn. Thay vào đó, hãy làm những điều đúng đắn. Hãy tập trung vào các ưu tiên của bạn, những điều thật sự mang lại lợi ích cho bạn, chứ không phải tất cả những công việc của bạn.

Hãy nhìn lại toàn bộ cuộc sống: những kinh nghiệm, những mối quan hệ và những bài học... Đâu là vấn đề mà bạn đang gặp phải? Bạn hối hận và ước mình có thể sử dụng thời gian hiệu quả hơn?

Một y tá người Úc đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc giảm nhẹ là Bronnie Ware. Cô chia sẻ rằng mình đã nghe rất nhiều những tâm sự của người bệnh, và đây là một trong số đó: "Tôi ước gì trước đây mình không làm việc chăm chỉ như vậy".

Hầu hết bệnh nhân nam mà Ware chăm sóc đều cảm thấy hối tiếc. Cô cho biết:

"Thanh xuân của con cái, họ không ở bên. Những niềm vui, nỗi buồn của vợ, họ cũng không thể đồng hành. Tất cả những người đàn ông mà tôi chăm sóc đều vô cùng hối hận vì đã dành phần lớn cuộc đời của họ cho công việc".

Tôi muốn bạn ghi nhớ bài học này. Đừng để bản thân sau này phải hối hận, hãy tập trung vào cuộc sống của bạn.

Từng có một nghiên cứu chỉ ra rằng "bộ não bảo vệ chúng ta khỏi nỗi sợ bằng cách phân loại cái chết như một sự kiện không may xảy ra với người khác".

Và hãy cứ để bộ não của chúng ta giữ suy nghĩ đó. Thay vì tập trung vào cái chết của mình, hãy tập trung vào cái chết của những người mà chúng ta yêu thương.

Cha đỡ đầu của tôi đã qua đời cách đây hai năm. Khi đó, tôi đang làm việc ở một quán cà phê. Ông ấy gọi cho tôi và tất nhiên, tôi không biết đây sẽ là lần cuối cùng chúng tôi được nói chuyện với nhau.

Mỗi lần nghĩ lại khoảnh khắc đó, tôi thầm cảm ơn vì mình đã nhấc máy. Thậm chí, tôi không thể nhớ mình đã làm những gì khi cha gọi. Bởi thứ quan trọng nhất với tôi là việc có thể nói chuyện với ông ấy lần cuối.

Bertrand Russell từng nói: "Một trong những triệu chứng của suy nhược thần kinh là tin rằng công việc là thứ vô cùng quan trọng."

Tôi thật sự tin rằng cái mà chúng ta gọi là "công việc" có thể mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Nó sẽ là một điều tuyệt vời hay một việc yêu thích của nhiều người. Nhưng không thể vì nó mà chúng ta đánh đổi hết mọi thứ quan trọng khác.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta ngừng làm việc quá sức? Sẽ ra sao nếu chúng ta chỉ quan tâm đến thứ mà chúng ta gọi là cuộc sống này?

Mai Phương

Theo MD

Xem thêm: nhc.23522822211801202-nah-ioh-es-nab-aig-ev-ihk-nab-auc-ugn-caig-ac-oav-nex-ceiv-gnoc-ed-gnud/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đừng để công việc xen vào cả giấc ngủ của bạn, khi về già bạn sẽ hối hận”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools