Mở phiên sáng nay, giá vàng của thế giới giao dịch tại 1.789 USD/ounce, tăng nhẹ 02 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó.
Trước đó, các chuyên gia đã nhận định, xu hướng tăng trong 1 tuần qua ảnh hưởng từ cú giảm đột ngột của vàng trong tuần đầu tháng 8 - đợt điều chỉnh trong xu hướng tăng giá của vàng. Các chuyên gia phố Wall dự báo, giá vàng sẽ tăng lên trong tuần này khi các nước tiếp tục các gói nới lỏng định lượng và tỷ lệ nợ trên GDP đang ở mức rất cao. Dự tính, vào quý IV/2021, giá vàng sẽ lên mức cao nhất mọi thời đại.
Theo biên bản cuộc họp tháng 7 của Fed, các quan chức cho biết họ vẫn tin tưởng vào sự phục hồi kinh tế Mỹ bất chấp sự gia tăng đáng lo ngại về số ca mắc biến thể Delta và tiếp tục lên kế hoạch cho việc giảm dần thu mua trái phiếu kho bạc và chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp (MBS) hàng tháng của ngân hàng trung ương.
Thông tin này làm nhiều người dự đoán Fed chưa giảm nguồn cung tiền mặt trong năm 2021. Chính vì vậy, các nhà đầu tư đã bán USD khiến đồng tiền quay đầu giảm giá, và vì thế giá vàng có động lực bật tăng.
Thị trường trong nước, giá vàng SJC được niêm yết như sau:
Nhìn chung, giá vàng trong nước giảm hơn 100.000 đồng/lượng ở chiều bán ra. Tuy nhiên biên độ chênh lệch giữa giá mua và bán vẫn lớn hơn 1.000.000 đồng/lượng.
Thị trường tiền tệ "xanh" trở lại, đồng USD tiếp đà tăng giá do lo ngại về nền kinh tế toàn cầu buộc các nhà đầu tư phải tìm kiếm sự an toàn.
Đầu phiên giao dịch ngày 19/8 (giờ Việt Nam), trên thị trường thế giới, USD Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác ở mức 93,180 điểm, tăng 0,04%.
Trên thị trường trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.164 đồng. Tỷ giá tham khảo tại sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào bán ra: 22.750 đồng - 23.809 đồng.
Min (Tổng hợp)