vĐồng tin tức tài chính 365

Dù kinh doanh đình trệ, nhiều chủ khách sạn vẫn không có ý định rời khỏi ngành

2021-08-20 10:03

Tại buổi trực tuyến "Mùa Covid của ngành khách sạn: Thay đổi để thích nghi" mới đây, các chuyên gia trong lĩnh vực khách sạn đều cho rằng, có thể thấy Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống, điều này đã và đang góp phần thúc đẩy việc hình thành và phát triển những xu hướng và hành vi tiêu dùng mới với tốc độ nhanh hơn. Một số khách sạn cũng tận dụng cơ hội này để nâng cấp tiện ích, cải tạo hệ thống cơ sở vật chất nhằm có thể đem đến những trải nghiệm mới và đáp ứng những thay đổi trong tiêu chuẩn dịch vụ từ phía khách hàng sau đại dịch.

Đáng nói, sau nhiều đợt giãn cách xã hội, các cá nhân và tổ chức đã quen hơn với việc áp dụng"công nghệ" trong các hoạt động kinh doanh. Hội họp, đàm phán, trao đổi thông tin trực tuyến hay chữ ký điện tử là những phương án cần thiết giữa bối cảnh hạn chế giao thương và đi lại. Nhu cầu gặp gỡ và trao đổi thông tin trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để đảm bảo tiêu chí "vừa chống dịch, vừa làm kinh tế".

Các hoạt động hội nghị, hội thảo cũng hoàn toàn chuyển sang hình thức online trong thời gian qua giúp duy trì, kết nối và mở rộng các hoạt động kinh doanh khi tình hình giãn cách đã, đang và sẽ tiếp tục được triển khai tại nhiều nơi. Vì thế câu chuyện "gặp gỡ trực tuyến" hay Networking Online đã không còn xa lạ với giới văn phòng, rõ ràng dịch Covid đã biến những điều tưởng chừng như "không thể" trở thành "thói quen" mới. Tuy nhiên để các cá nhân và tổ chức có thể tương tác và giao lưu trực tuyến khi mỗi người đều chỉ ngồi trước màn hình máy tính từ nhiều địa phương, quốc gia khác nhau là điều không hề dễ dàng.

 Dù kinh doanh đình trệ, nhiều chủ khách sạn vẫn không có ý định rời khỏi ngành  - Ảnh 1.

"Thật đáng khích lệ khi khách tham dự HoSkar Night đa phần là người đang hoạt động trong lĩnh vực Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn và đều không có ý định rời khỏi ngành dù hiện tại lĩnh vực này đang gặp nhiều khó khăn khi các hoạt động kinh doanh bị trì trệ", ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels cho hay.

Xuyên suốt buổi gặp gỡ trực tuyến, các diễn giả không phủ nhận những tác động dai dẳng do đại dịch Covid đem lại, đặc biệt kể từ làn sóng bùng phát dịch bệnh thứ tư, tuy nhiên các chuyên gia cũng chia sẻ một vài điểm sáng trong bức tranh thị trường hiện nay.

Trong đó có thể kể đến một vài khách sạn trong thành phố hoạt động trở lại để cung cấp dịch vụ lưu trú cho các doanh nghiệp sản xuất thực hiện phương án "1 cung đường, 2 điểm đến". Cụ thể, nhiều doanh nghiệp đã thuê các khách sạn 3-4 sao, cũng như một vài khách sạn 5 sao cho nhân viên lưu trú và thực hiện đưa đón từ công ty đến khách sạn mỗi ngày nhằm đáp ứng yêu cầu của thành phố trong việc đảm bảo yêu cầu "vừa cách ly vừa sản xuất".

Một số nhân sự hoạt động trong lĩnh vực Sales và Marketing cho các khách sạn với quy mô vừa tại Tp.HCM cũng nhận được các yêu cầu đặt phòng từ các nhóm khách đoàn là y bác sỹ và lực lượng phòng chống dịch. Các khách sạn này thông thường nằm ở các vị trí thuận tiện để tiếp cận các bệnh viện dã chiến, cơ sở y tế đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu chặt chẽ theo quy định của Sở ban ngành liên quan trong công tác phòng dịch.

Về hoạt động phát triển xây dựng, nhiều dự án vốn bị tạm ngưng nhiều năm trước đây đang được tiến hành thi công trở lại hoặc đổi chủ sở hữu mới. Một số chủ đầu tư vẫn tiếp tục các hoạt động nghiên cứu khả thi và phát triển dự án, thậm chí còn "tăng tốc" hơn để có thể đi tiên phong và đón đầu các cơ hội sau đại dịch.

Chia sẻ thêm về khía cạnh này, đại diện cấp cao của chuỗi khách sạn Wink Hotels vẫn đánh giá cao về tiềm năng du lịch Việt Nam trong trung và dài hạn, do đó họ vẫn đang triển khai hoạt động thi công dự án tại các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ với tổng cộng khoảng 2.000 phòng. Với đối tượng khách hàng mục tiêu là nhóm du khách năng động, yêu thích trải nghiệm xu hướng mới, chuỗi khách sạn này cũng chú trọng đến các yếu tố công nghệ trong hoạt động vận hành.

Việc thử nghiệm và triển khai công nghệ đang được xem như một xu thế tất yếu trong ngành nghỉ dưỡng nhằm mang đến những trải nghiệm tốt hơn cũng như đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao về mức độ an toàn vệ sinh. Có thể kể đến một số ứng dụng như sử dụng menu điện tử thông qua quét mã QR trong hoạt động dịch vụ nhà hàng, hạn chế tiếp xúc vật lý thông qua công nghệ không điểm chạm (contactless) xuyên suốt quá trình lưu trú của khách, check-in online, ứng dụng AI trong hoạt động khách sạn…

Các chuyên gia cũng nhận định tầm quan trọng của công nghệ trong việc tổng hợp và phân tích các sự kiện, dữ liệu quá khứ để có thể dự báo các xu hướng tương lai. Đây cũng là một dữ liệu quan trọng để các Khách sạn có thể thích nghi tốt hơn với những biến đổi nhanh chóng của thị trường và hành vi tiêu dùng, từ đó đưa ra các chiến lược điều chỉnh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Trong phiên thảo luận gồm các diễn giả đến từ Thái Lan, các chuyên gia cũng trao đổi về việc mở cửa đón khách quốc tế của Thái Lan thông qua chương trình "Phuket Sandbox", mặc dù kết quả hiện tại chưa được như kỳ vọng, tuy nhiên việc triển khai mô hình này được xem như một khởi đầu để ngành nghỉ dưỡng Thái Lan cũng như các quốc gia Châu Á khác tham khảo chuẩn bị cho quá trình mở cửa đón khách quốc tế sau đại dịch. Theo chia sẻ từ đại diện STR, công suất phòng của những khách sạn tham gia chương trình "Phuket Sandbox" đã được cải thiện, đạt gần 20% vào tháng Bảy so với công suất trung bình ở mức một chữ số ở những tháng trước đó.

Tại sự kiện trực tuyến này, ban tổ chức chương trình HoSkar Night cũng đã tiến hành khảo sát trực tuyến với khách tham dự về bức tranh tổng quan của ngành du lịch cũng như dự báo về giai đoạn hồi phục. Trong số hơn 200 người tham gia khảo sát, có khoảng 50% lựa chọn Phú Quốc là địa điểm phục hồi sớm nhất vào năm 2022, trong khi đó Nha Trang – Cam Ranh hay những địa phương phụ thuộc nhiều vào nguồn khách quốc tế được cho là sẽ phục hồi chậm hơn.

Các điểm đến nghỉ dưỡng gần với thành phố lớn có thể tiếp cận bằng ô tô cũng nhận được nhiều kỳ vọng về triển vọng phục hồi khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn trong thời gian tới. Phân khúc khách sạn 4 sao được dự đoán sẽ bắt nhịp hồi phục nhanh hơn so với phân khúc 5 sao với gần 78% lượt bình chọn. Ngoài ra, có đến hơn 72% khán giả Hoskar nghĩ rằng việc sụt giảm nguồn khách quốc tế vẫn sẽ là trở ngại chính của ngành du lịch trong năm 2022 và 2023.

Hạ Vy

Nhịp sống kinh tế

Xem thêm: nhc.18010739002801202-hnagn-iohk-ior-hnid-y-oc-gnohk-nav-nas-hcahk-uhc-ueihn-ert-hnid-hnaod-hnik-ud/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dù kinh doanh đình trệ, nhiều chủ khách sạn vẫn không có ý định rời khỏi ngành”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools