vĐồng tin tức tài chính 365

Thêm tiền để chống dịch

2021-08-20 10:29

Đâu chỉ xét nghiệm 1 lần, có nơi sau 7 ngày xét nghiệm lại. TP.HCM cũng kiến nghị trung ương hỗ trợ 28.000 tỉ đồng để lo chu đáo hơn cho người dân gặp khó khăn. Nói chung, muốn chống dịch hiệu quả, cần rất nhiều tiền.

Đâu chỉ có vậy, còn nhiều khoản chi khác. Như sửa sang, trang bị, chi điện nước, Internet, rồi lo cho người ở bệnh viện dã chiến và khu cách ly; mua sắm vật tư y tế, chăm sóc đội ngũ tuyến đầu; hỗ trợ người nghèo mất thu nhập, người các tỉnh ở lại thành phố đâu chỉ thực phẩm qua ngày mà còn phải tính đến tiền trọ, điện, nước... 

Lâu nay, trong chi thường xuyên của ngân sách địa phương không có nhiều khoản chi như chống COVID-19. Nay thêm khoản chi này, số tiền chẳng những rất lớn mà cứ tăng dần.

Cũng như trong nhà có người đổ bệnh, bên cạnh chi bữa ăn, điện nước... thêm khoản chi thuốc men, thiết bị hỗ trợ chữa bệnh. Chi vài tuần đã mệt, kéo dài nhiều tháng, tài chánh gia đình sao tránh khỏi khó khăn, rồi còn tính đến chăm bệnh lâu dài.

Cuộc chiến chống COVID-19 vẫn còn đường dài ở phía trước. Không chỉ TP.HCM, các địa phương lúc này cũng đang chuẩn bị thêm nguồn lực tài chánh để lo cho dân dài hơi, chu đáo hơn, gồm cả chi phí cho y tế chống dịch và an sinh xã hội. 

Với an sinh xã hội, trước đây Nhà nước, người dân và doanh nghiệp cùng chăm lo cho người khó khăn. Nay người khó càng khó hơn, đông hơn, người có lòng tốt vẫn chăm lo nhưng cần phải có nguồn lực từ Nhà nước mới đảm bảo người dân không đứt bữa, có nơi ở trọ.

Giải pháp nào? Ngân sách quốc gia có hạn. Tiền dự kiến thu hằng năm đều được phân bổ chi theo các khoản, mục. Ngay nguồn dự phòng ngân sách để chi cho trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh đã chi gần hết cho chống dịch. Vậy mà chúng ta vẫn cần thêm tiền để chống dịch.

Về vấn đề này, có chuyên gia nói cần phải nâng bội chi ngân sách quốc gia thay vì cứ tuân thủ mức 4% GDP để có nguồn lực chống COVID-19. Ngay các nước giàu cũng đã vay thêm để chống dịch, Việt Nam không là ngoại lệ. Quốc hội cũng đã cho phép trong trường hợp cấp thiết, ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương để chống dịch.

Có đề xuất khá thú vị mà đại biểu Quốc hội TP.HCM, ông Trần Hoàng Ngân, nêu ra. Đó là chuyển một phần vốn đầu tư công cho hạ tầng kinh tế - xã hội chưa cần thiết sang đầu tư cho sức khỏe con người. 

Tổng vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 là 2,87 triệu tỉ đồng, bình quân 570.000 tỉ/năm; nếu chuyển 20% số này sang đầu tư cho sức khỏe con người, chúng ta có trên 115.000 tỉ để chống dịch. Đồng thời đầu tư thêm cho hệ thống y tế, cả nhân lực lẫn cơ sở vật chất, để bảo vệ sức khỏe nhân dân sau khi đã tiêm vắc xin mà trọng tâm là TP.HCM và tâm dịch phía Nam. 

Không có nguồn lực, khó thực hiện được mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân lâu dài. Trên thực tế, do giãn cách xã hội nên tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nhiều nơi cũng chậm lại, trong khi các nơi đang cần thêm nguồn lực để chống dịch. 

Đầu tư nhiều hơn cho chống dịch chính là đầu tư cho sức khỏe con người. Còn người là còn tất cả. Cứu người như cứu hỏa. Còn người là còn cuộc sống...

TP.HCM kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 28.000 tỉ đồng: Cần hỗ trợ TP.HCM lúc khó khănTP.HCM kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 28.000 tỉ đồng: Cần hỗ trợ TP.HCM lúc khó khăn

TTO - UBND TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - thương binh và xã hội về việc hỗ trợ khẩn cấp 28.000 tỉ đồng và 142.200 tấn gạo để hỗ trợ cho người nghèo tại TP.HCM gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Xem thêm: mth.80461518002801202-hcid-gnohc-ed-neit-meht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thêm tiền để chống dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools