vĐồng tin tức tài chính 365

Giãn nợ thêm 6 tháng, có đủ để cứu doanh nghiệp'tận gốc'?

2021-08-22 10:24

Thời gian qua, ảnh hưởng vì dịch bệnh, giãn cách xã hội kéo dài, người dân, doanh nghiệp sốt ruột, khi thu nhập, doanh thu không có, mà khoản vay dù đã được cơ cấu, giãn nợ, cũng chỉ còn 4 tháng đến hạn phải trả.Cơ cấu thời hạn trả nợ đến hết tháng 6/2022

Để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, NHNN đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư 01, tiếp tục nới phạm vi thời gian các khoản nợ được cơ cấu lại, kéo dài đến hết tháng 6/2022, tức gia hạn thêm 6 tháng so với quy định hiện nay. Đáng chú ý, phạm vi các khoản dư nợ được miễn giảm lãi, phí mở rộng đến trước ngày 1/8/2021, thay vì 10/6/2020 như hiện nay.

Theo thống kê sơ bộ của NHNN, từ khi dịch bùng phát đến nay, tính chung tất cả các khoản đã giảm lãi trực tiếp, gián tiếp cho những khoản vay cũ hay khoản vay mới, tổng số khoản lãi đã được giảm cho doanh nghiệp vào khoảng 18.830 tỷ đồng.

Theo NHNN, thay đổi trên sẽ hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng vì dịch bệnh. Khách hàng có thêm 6 tháng để phục hồi sản xuất, kinh doanh. Dự thảo kéo dài thời hạn cơ cấu nợ đến hết tháng 6/2022 căn cứ trên kế hoạch tiêm chủng Bộ Y tế báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2021, và kế hoạch kiểm soát dịch bệnh tại Nghị quyết 86.

NHNN đánh giá, COVID-19 bùng phát lần thứ 4 có phạm vi, mức độ ảnh hưởng rộng và nghiêm trọng hơn các đợt dịch trước, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với các số dư nợ đến hạn sau ngày 17/7/2021.Xét những ảnh hưởng tiêu cực vì dịch bệnh, giãn cách xã hội kéo, NHNN cũng dự thảo mở rộng phạm vi các khoản dư nợ được miễn giảm lãi, phí đến cuối tháng 7/2021.

Quan điểm sửa đổi Thông tư 01 là tiếp tục tạo điều kiện, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua dịch COVID-19, xem xét cho khách hàng vay vốn mới để phục hồi, duy trì sản xuất. Việc sửa đổi này cũng giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống ngân hàng, xuất phát từ việc Thông tư 01 tạm thời cho phép tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài giữ nguyên nhóm nợ (không ghi nhận mức độ rủi ro thực tế của khách hàng do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19).

Cần cứu doanh nghiệp tận gốc

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) thống kê, từ ngày 10/6/2021 đến đầu tháng 8/2021, có hơn 600 nghìn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng trên tổng dư nợ thực tế là hơn 1,19 triệu tỷ đồng. Như vậy, ảnh hưởng của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư là rất lớn. Hệ quả của đại dịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các TCTD và cộng đồng doanh nghiệp.

Thành quả xử lý nợ xấu suốt thời gian qua đang bị đe doạ. Để thu hồi nợ xấu, ngân hàng đang liên tục thông báo đấu giá tài sản đảm bảo của khách vay. Tài sản đảm bảo phổ biến là bất động sản, máy móc thiết bị, ô tô...

Ông Phạm Toàn Vượng, Phó TGĐ Ngân hàng Agribank cho biết, từ ngày 10/6/2020 đến ngày 31/7/2021, Agribank giải ngân 1,6 triệu tỷ đồng, nếu không được cơ cấu lại nợ tiềm ẩn nhiều nguy cơ chuyển thành nợ xấu. Còn đại diện Ngân hàng Eximbank cho biết, gần 80% khách hàng ở Nha Trang, Hội An... chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, đang có thuộc diện cơ cấu lại nợ. Do đó, nếu không có giải pháp phù hợp thì các khoản nợ này sẽ thành nợ xấu hết trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký VNBA thừa nhận, ảnh hưởng của COVID-19 khiến khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm nghiêm trọng, nợ xấu có nguy cơ tăng vọt. Theo đó, việc NHNN đang lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 01 trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết.

“Phạm vi đến 1/8 là hợp lý, không thể điều chỉnh đến hết năm 2021, hay như đề xuất của các TCTD là sau 3 tháng từ ngày Thủ tướng công bố hết dịch. Độ doãng quá lớn, kéo dài hết dịch bệnh sẽ tạo tâm lý chủ quan. TCTD cơ cấu, kéo dài thời hạn cho các khoản nợ bị ảnh hưởng vì COVID-19, đó đã là nợ xấu rồi. Khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm nghiêm trọng, nợ xấu có nguy cơ tăng vọt”, ông Hùng phân tích.

Về việc trích dự phòng lập rủi ro, dự thảo Thông tư của NHNN không đề cập đến việc giãn thời gian trích lập dự phòng rủi ro từ 3 năm, thành 5 năm như kiến nghị của các TCTD trước đó. Như vậy, TCTD phải trích lập dự phòng rủi ro cho toàn bộ nợ cơ cấu lại trong 3 năm, thực hiện từ năm nay.

Tổng thư ký VNBA đồng tình và cho rằng ngân hàng phải đánh giá đúng bản chất các khoản nợ, đảm bảo an toàn hệ thống là trên hết. Nếu kéo dài thời gian trích lập dự phòng, thì an toàn hệ thống ngân hàng khó đảm bảo. Ông Hùng cho rằng, các TCTD công bố lợi nhuận cao, nhưng nếu trích lập đủ dự phòng rủi ro thì không cao như thế.

Dù dự thảo đã giải quyết được một số vấn đề trước mắt, nhưng theo ông Hùng, cứu doanh nghiệp phải cứu tận gốc, có cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp tiếp cận vốn sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Hiện, nhiều doanh nghiệp đã kiệt quệ nguồn lực dự trữ, không còn tài sản đảm bảo, kinh doanh thu lỗ, khó khăn, ngân hàng không thể cho vay trên nền tảng đó. Để các TCTD có thể cho vay mới, Tổng thư ký VNBA đề xuất Chính phủ cho cơ chế khoanh nợ.

Tiến Linh

Tiền Phong

Xem thêm: nhc.28380429022801202-cog-natpeihgn-hnaod-uuc-ed-ud-oc-gnaht-6-meht-on-naig/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giãn nợ thêm 6 tháng, có đủ để cứu doanh nghiệp'tận gốc'?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools