Giá thực phẩm tại các điểm TPHCM tăng cao; Xuất khẩu rau quả sang Châu Âu bứt phá tại nhiều thị trường mới; Tìm đường tiêu thụ trên 150.000 tấn nhãn lồng ở phía Bắc... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.
Giá thực phẩm tại các điểm TPHCM tăng cao, người dân đổ xô đi mua sắm
Sau khi TPHCM quyết định tăng cường biện pháp phòng chống COVID-19 từ 0h ngày 23.8, nhiều người dân đã đổ xô đi mua sắm dẫn tới giá thực phẩm tại một số điểm bán lẻ tăng cao.
Tranh thủ đi mua hàng từ sớm vì lo thời gian tới không đủ thực phẩm để gia đình sử dụng, chị Nguyễn Hoài Phương sống tại Quận 8 đã ghé một số điểm bán lẻ, điểm tự phát để mua hàng.
"Hầu hết các điểm bán hàng như rau củ, thịt, trứng đều rất đông, phải chờ rất lâu mới mua được một chút đồ. Giá cả tăng từ 2-3 lần, như tôi mua 2 trái bầu hết 80.000 đồng" - chị Phương cho hay. Xem thêm...
Xuất khẩu rau quả sang Châu Âu bứt phá tại nhiều thị trường mới
Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), bất chấp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 diễn biến căng thẳng, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Châu Âu (EU) trong 7 tháng năm 2021 tăng tăng 3,4% so với 7 tháng đầu năm 2020, đạt 104,74 triệu USD.
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang EU trong tháng 6.2021 đạt 19,58 triệu USD, tăng 29% so với tháng 6.2020. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang EU đạt 93,64 triệu USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tỉ trọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang EU chiếm 4,6% tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng này của cả nước trong 6 tháng đầu năm nay. Xem thêm...
Người mua vàng tiếp tục lỗ nặng sau 1 tuần đầu tư
Nếu người dân mua vàng tại Tập đoàn Doji vào phiên đầu tuần (16.8) với mức 57,70 triệu đồng/lượng và bán ra vào phiên hôm nay (22.8) ở ngưỡng 56,25 triệu đồng/lượng, người mua lỗ tới 1,45 triệu đồng cho mỗi lượng vàng.
Nguyên nhân dẫn đến việc này là do chênh lệch mua vào - bán ra bị Tập đoàn Doji đẩy lên quá cao. Giới chuyên gia cho biết, chênh lệch này dẫn đến nguy cơ thua lỗ lớn đối với người mua. Mức chênh lệch an toàn được khuyến cáo đảm bảo an toàn là dưới 300.000 đồng/lượng.
Nhu cầu trú ẩn an toàn đã tăng lên trong bối cảnh lo ngại rủi ro tồn tại trên thị trường suốt tuần qua. Tuy nhiên theo giới chuyên gia, giá kim loại quý chưa thể bứt phá do đang chịu sự kìm hãm bởi chỉ số USD mạnh hơn. Xem thêm...
Tìm đường tiêu thụ trên 150.000 tấn nhãn lồng ở phía Bắc trong đại dịch
Mùa nhãn lồng 2021, 2 tỉnh Hưng Yên và Sơn La có trên 150.000 tấn nhãn lồng, cần tìm hướng tiêu thụ trong bối cảnh dịch COVID-19 căng thẳng.
Theo nguồn tin từ 2 tỉnh Hưng Yên và Sơn La, mùa nhãn lồng năm nay, 2 “thủ phủ” nhãn lồng của cả nước cho thu hoạch lớn với năng suất cao hơn so với các năm trước. Trong đó, tỉnh Hưng Yên có có khoảng 4.800ha với sản lượng khoảng 55.000 tấn; Sơn La có khoảng 19.200ha, sản lượng ước đạt gần 100.000 tấn.
Anh Đặng Hiếu – một hộ trồng nhãn tại xã Tứ Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên - cho biết: Hiện đang là thời điểm nhãn lồng cho thu hoạch rộ, nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hơn 100 gốc nhãn trong vườn nhà anh chưa bán được quả nào. Xem thêm...
Xem thêm: odl.419449-oac-aig-pahc-tab-mas-aum-ox-od-mchpt-nad-iougn-h42-et-hnik/gnourt-iht/nv.gnodoal