Theo khảo sát mới đây của đơn vị tư vấn tuyển dụng Manpower Group, tỷ lệ doanh nghiệp gia tăng tuyển dụng, hoặc tối thiểu là duy trì lực lượng sản xuất của mình trong vòng 3 - 6 tháng tới là 64%. Dù bức tranh tuyển dụng trong 2 quý cuối năm chưa được tươi sáng, nhưng đã có những tín hiệu ấm dần lên.
Hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, VinCommerce có hơn 40.000 cán bộ công nhân viên, nhưng cũng đang khá khó khăn, do tỷ lệ nghỉ việc luân phiên cao. Nguyên nhân thiếu hụt lao động chủ yếu là do thực hiện nghiêm ngặt quy định phòng dịch. Tất cả các trường hợp F1, F2 đều thực hiện cách ly y tế.
"Ví dụ như ở TP Hồ Chí Minh, khi có những ca F1 hay ca lây nhiễm, thì chúng tôi phải đóng cửa những cửa hàng đó, 80% nhân viên phải nghỉ việc. Chúng tôi đang tuân thủ rất nghiêm ngặt quy định này để đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng", Phó Tổng Giám đốc thường trực VinCommerce Nguyễn Thị Phương cho biết.
Hiện tình trạng lao động phổ thông rời thành phố đang ngày một nhiều, dẫn đến thiếu hụt lao động. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Với ngành gỗ, nhiều doanh nghiệp nhận được đơn hàng đến tháng 3, tháng 4 năm sau. Tuy nhiên, khảo sát với 209 doanh nghiệp khu vực phía Nam, hiện nay chỉ còn khoảng 30% lao động duy trì sản xuất, 70% còn lại đang nghỉ việc và di chuyển về các địa phương. Tình thế này đang khiến các doanh nghiệp gặp khó với các kế hoạch sản xuất.
"Nếu chỉ gián đoạn trong 1 - 2 tháng thì không ảnh hưởng đến nhà mua hàng thế giới. Tuy nhiên, nếu gián đoạn dài, từ 3 - 6 tháng thì chắc chắn các bạn hàng nước ngoài sẽ đi tìm các đối tác khác", Tổng Thư ký Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Chánh Phương nhận định.
Hơn nửa năm 2021 đã trôi qua với tình trạng sản xuất cầm chừng và thu nhập không có nhiều đột biến, thậm chí bằng 0, lượng người lao đông phổ thông rời thành phố ngày một nhiều, vì các lý do khác nhau.
"Ví dụ người lao động lo ngại tình hình dịch bệnh sẽ không được kiểm soát, kết thúc trong thời gian sớm. Khi người lao dộng gặp nhiều khó khăn, công việc thì không nói trước được, nên họ có tâm lý rủ nhau cùng về quê", Giám đốc Nhân sự toàn quốc ManpowerGroup Việt Nam Nguyễn Thanh Hương cho biết.
Nhiều doanh nghiệp nhận định, nếu không giữ được người lao động thì khi khống chế được dịch bệnh, doanh nghiệp không có công nhân lành nghề để sản xuất. Để người lao động bám trụ ở thành phố, phải đảm bảo thu nhập cơ bản, đóng bảo hiểm cho họ, trong bối cảnh này, doanh nghiệp chấp nhận mất thêm chi phí để hoàn thành các mục tiêu lâu dài.
VTV.vn - Hơn 1 triệu hộ lao động nghèo và trên 669.000 lao động tự do mất việc, khó khăn do dịch ở TP Hồ Chí Minh được đề xuất hỗ trợ với tổng số tiền hơn 2.500 tỷ đồng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.13274355142801202-hcid-aum-gnod-oal-tahk-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv