vĐồng tin tức tài chính 365

Thu hoạch, tiêu thụ nông sản trong đại dịch vẫn khó trăm bề

2021-08-25 03:56

Nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm đang gặp khó khăn lớn trong sản xuất, khó đảm bảo đúng tiến độ các đơn hàng xuất khẩu. 

Bất lực nhìn đơn hàng "bay" về 

Theo các thương nhân chuyên xuất khẩu nông sản, hiện việc xuất khẩu rất đình trệ bởi dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Hàng loạt “ông lớn” về xuất khẩu gạo, trái cây, thủy sản, gỗ và sản phẩm gỗ... đang gặp khó trăm bề trong khâu chế biến, dù đơn hàng xuất khẩu đã ký, thậm chí có đơn hàng mới cũng không dám ký khi hoạt động chế biến đang trì trệ.

“Chúng tôi đã ký hợp đồng, nhưng nhân lực để sản xuất đóng gói trong doanh nghiệp gần như chỉ làm cầm chừng. Mặc dù sản xuất “3 tại chỗ” (3T), nhưng cũng chỉ có khoảng 30% nhân lực, xuất khẩu số lượng lớn gần như không thực hiện được vì tình hình dịch COVID-19 gây đứt gãy chuỗi chế biến, logistics” – ông Phạm Thái Bình – Tổng Giám đốc Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An cho hay.

Nhiều thương nhân khác cũng cho biết, không dám ký hợp đồng mới, vì năng lực chế biến để cung ứng không thể đảm bảo vào lúc này.

“Hầu như hàng tồn kho các doanh nghiệp đã đầy 80-90% sức chứa rồi. Đơn hàng có, nhưng không xuất đi được, ký mới sẽ phải  mua thêm gạo trong khi đã hết chỗ chứa. Hiện tại nhiều DN, trong đó có Trung An đã phải đàm phán với nước ngoài dời thời gian giao hàng của những lô đã ký hợp đồng trước đây. Nếu ký thêm cũng không khả thi vì không thể chế biến, đóng gói, chuyển lên tàu” – ông Phạm Thái Bình nói.

Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T (TPHCM) cho biết, hiện nhiều loại trái cây đang vào mùa thu hoạch ở các tỉnh ĐBSCL như nhãn ở Bạc Liêu, Hậu Giang, dừa ở Bến Tre, thanh long ở Long An, Tiền Giang, cùng nhiều loại trái cây khác… Tuy nhiên, bà con nông dân thu hoạch cũng như lực lượng lao động tại các nhà máy chế biến, sản xuất bị siết giảm tới 40–50%, khiến sản lượng cũng giảm tương ứng.

“Hợp tác xã khó khăn trong việc thu hoạch, doanh nghiệp khó tiếp cận vùng nguyên liệu, cộng thêm việc phải tìm đơn vị vận chuyển khiến nhiều doanh nghiệp chế biến nông sản phải tạm ngưng. Công ty Vina T&T dù tự chủ được lực lượng lao động nhưng thời gian làm việc bị rút ngắn nên năng suất giảm mạnh, không kịp tiêu thụ hết trái cây tươi cho nông dân” – ông Nguyễn Đình Tùng thông tin.

Đại diện Công ty TNHH Mỹ Lệ tại Bình Phước - doanh nghiệp chế biến hạt điều xuất khẩu cũng nêu khó khăn khi tổ chức sản xuất 3T và trở ngại trong lưu thông bởi doanh nghiệp cách khá xa cảng Cát Lái, để đưa được hàng từ công ty đến cảng phải qua nhiều địa phương trong bối cảnh giãn cách là chuyện không dễ dàng.

Làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp?

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, chế biến xuất khẩu thủy sản tiếp tục gặp khó khăn. Hiện tại,  khu vực Nam Bộ đã có 123 cơ sở chế biến thủy sản phải tạm dừng sản xuất do có ca nhiễm COVID-19 hoặc không đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu 3T, còn 326 cơ sở tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam tiếp tục sản xuất, chiếm 72%. Tuy nhiên, do thiếu công nhân và phải chia ca để phòng chống dịch bệnh nên tổng công suất chỉ khoảng 30-40% so với trước khi áp dụng Chỉ thị 16.

Nhiều doanh nghiệp khó khăn trong áp dụng 3T để chế biến nông sản. Ảnh: C.Trung
Nhiều doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất theo mô hình 3T. Ảnh: C.Trung

Mặt khác, do TPHCM và các tỉnh đều kéo dài thời gian giãn cách sau 15.8.2021 nên các doanh nghiệp chế biến thủy sản sẽ thêm khó khăn bởi chi phí 3T rất cao. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến toàn chuỗi sản xuất, kinh doanh thủy sản.

Bộ NNPTNT đề nghị các địa phương cần tăng cường vai trò của các hợp tác xã, mở các hình thức liên kết trong các chuỗi sản xuất nông sản.

Bên cạnh đó, các sở NNPTNT các tỉnh Nam Bộ thành lập, củng cố, duy trì và phát triển tổ công tác kết nối sản xuất và tiêu thụ nông sản tại địa phương, liên hệ và phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác của Bộ NNPTNT trong thời gian thực hiện giãn cách phòng, chống dịch COVID-16...

Ông Nguyễn Đình Tùng cho rằng, để khôi phục sản xuất, từng địa phương cần phải đưa ra những giải pháp linh hoạt; phương án 3T chỉ phù hợp trong điều kiện ngắn hạn, về dài hạn địa phương cần  mở rộng các “luồng xanh”, xem xét mở cửa sản xuất khi điều kiện cho phép.

“Doanh nghiệp cũng phải xác định mục tiêu sống chung với dịch bệnh, có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ đi đôi xét nghiệm định kỳ để kiểm soát dịch bệnh” – ông Nguyễn Đình Tùng nói.

Xem thêm: odl.695549-eb-mart-ohk-nav-hcid-iad-gnort-nas-gnon-uht-ueit-hcaoh-uht/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thu hoạch, tiêu thụ nông sản trong đại dịch vẫn khó trăm bề”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools