Cán bộ phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, mua sắm thực phẩm giúp dân trong những ngày cách ly nhà với nhà - Ảnh: TẤN LỰC
Trước đó, lợi dụng việc Đà Nẵng thực hiện cách ly nhà với nhà, ai ở đâu ở đấy, nhu cầu mua sắm online tăng vọt, chủ yếu là hàng lương thực, thực phẩm, nên một số đối tượng lừa đảo người dân.
Trong đó, phổ biến nhất là dùng số điện thoại rác, tài khoản mạng xã hội ảo tham gia các hội nhóm đi chợ, tự nhận mình là shipper có thể giúp bà con mua hàng.
Sau khi người mua gửi đơn hàng và chuyển tiền vào tài khoản thì các đối tượng chặn số, chiếm đoạt tiền mua hàng của người dân.
Để ngăn chặn tình trạng trên, Sở Công thương TP Đà Nẵng đề nghị UBND các quận, huyện thông tin tuyên truyền đến người dân chỉ đặt hàng qua các kênh Hotline, Zalo, Facebook của các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, đơn vị phân phối, cung ứng hàng hóa, qua shipper công nghệ.
Khuyến cáo người dân không mua bán hàng hóa qua các số điện thoại không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội.
Đồng thời, yêu cầu các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đơn vị phân phối, cung ứng hàng hóa quản lý chặt chẽ đội ngũ nhân viên giao hàng, phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và các quy định phòng chống dịch.
Ngoài ra, Sở Công thương đề nghị Sở Thông tin truyền thông phối hợp với UBND các quận huyện và các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý thông tin về các trường hợp lừa đảo, vi phạm pháp luật trong mua bán hàng hóa.
TTO - Ngày 25-8, rất nhiều người dân Đà Nẵng phản ảnh đường dây đặt hàng của các siêu thị, chuỗi cung ứng thực phẩm đã tê liệt, không thể đặt được đơn hàng.
Xem thêm: mth.95172330162801202-enilno-gnah-aum-oad-aul-gnout-neih-oab-hnac-gnan-ad/nv.ertiout