Giới đại gia Trung Quốc là ai?
38 tuổi, có học lực, là giám đốc điều hành cấp cao của công ty kỹ thuật và truyền thông của thành phố loại 1, có một đứa con trai, thu nhập hàng năm là 309 triệu USD, giá trị tài sản ước tính lên tới 119 triệu USD, thích du lịch và đọc sách. Đây có lẽ là ví dụ tiêu biểu nhất của người có giá trị tài sản cao tại Trung Quốc hiện tại.
Họ thuộc nhóm người trẻ trung, năng động, có "khẩu vị" trong cuộc sống, quan tâm đến gia đình, năng động trong ngành công nghệ và Internet cũng như các ngành truyền thống có thu nhập cao.
Ngày 11/9/2020, tạp chí School Business cùng China Merchants Cigna và Hurun Report đã đồng thời công bố danh sách những người có giá trị tài sản ròng cao nhất của Trung Quốc vào năm 2020. Thông qua các phương pháp nghiên cứu, phác thảo lại cuộc sống điển hình của những người lọt vào danh sách này.
Đa số người siêu giàu của Trung Quốc kiếm tiền từ bất động sản, kiến trúc và tài chính
Những lão làng trong ngành bất động sản, kiến trúc, tài chính chiếm 30,4% tổng số đại gia Trung Quốc. Ảnh: Internet
Căn ứ vào giới thiệu đã nói ở trên, có 800 người có giá trị tài sản ròng cao tham gia cuộc nghiên cứu. Trong đó người có giá trị tài sản ròng hơn 1,5 triệu USD chiếm hơn 50%, tỉ lệ nam nữ là 6:4. Người đã kết hôn và có một con chiếm đa số, bình quân giá trị tài sản là 119 triệu USD, thu nhập bình quân hàng năm là 308 triệu USD. 25,6% trong số họ có trong tay số tiền khoảng từ 7,8 triệu USD tới 154 triệu USD, số người có 154 triệu USD chiếm 17,4%.
Người có giá trị tài sản ròng cao thông thường được hưởng nền giáo dục bậc cao, những người từng học các trường đại học hàng top khá đổ lên chiếm 92,9%. 16,1% trong số những đại gia trên là những người mới nổi về công nghệ, họ kiếm tiền nhờ vào Internet và khoa học kỹ thuật.
Những lão làng trong ngành bất động sản, kiến trúc, tài chính chiếm 30,4% tổng số đại gia. 38% những người này giữ vị trí cấp cao trong các công ty, tập đoàn, 29,8% là giữ vị trí quản lí bậc trung. 33,8% trong số họ là làm tư nhân, 20,6% làm cho nhà nước, 17,4% đầu tư cho nước ngoài, 6,6% làm cho các nhà máy, công ty nhà nước.
Người giàu Trung Quốc đầu tư tiền như thế nào?
Nhìn chung, những người có giá trị tài sản ròng cao thường là một nhóm người trẻ tuổi, tràn đầy sức sống. Họ hiểu được các mặt của cuộc sống, chú trọng gia đình, năng nổ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và Interet hoặc các ngành truyền thống có thu nhập cao.
Những đại gia Trung Quốc đang tích cực theo đuổi sự an toàn cho khối tài sản của mình, các kế hoạch đầu tư an toàn, lành mạnh là một trong những nhu cầu thiết yếu hiện tại của họ.
Đại gia Trung Quốc thường đầu tư vào các lĩnh vực như tài chính, cổ phiếu… số lượng này chiếm 73,6%; người mua bảo hiểm tài chính xếp thứ hai, tiếp đó mới là gửi tiền. Điều này cho thấy việc mua bảo hiểm đã được giới đại gia công nhận trong việc bảo vệ tài sản của mình. Còn số người đầu tư cho bất động sản đã rơi xuống vị trí thứ 5.
Dịch bệnh cũng có những ảnh hưởng nhất định tại các hạng mục đầu tư của giới đại gia. Theo nghiên cứu, 55,9% người lựa chọn đầu tư tài chính lên, trước đó con số này dừng lại ở mức 35,5%. 46,4% số người lựa chọn đầu tư vào bảo hiểm, trước dịch bệnh con số này là 13,2%.
Như vậy có thể thấy, giới đại gia Trung Quốc càng ngày càng chú trọng tới vấn đề bảo vệ tài sản, duy trì khối tài sản trong tay hơn.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người Trung Quốc thường có thói quen kiếm lợi nhuận trong thời gian ngắn, mối đầu tư phù hợp với lãi suất ngắn hạn, nhiều người không thể đợi 5-7 năm được, mà họ muốn kiếm được tiền ngay lập tức. Điều này phổ biến trong việc đầu tư cổ phiếu, quỹ tư nhân, tín dụng và các lĩnh vực khác.
Hơn nữa, những người nắm trong tay khối tài sản khổng lồ thường quá tự tin vào khả năng quản lí tài sản của mình. Họ tin rằng khả năng quản lí tài chính của mình mạnh hơn khả năng quản lí của các tổ chức chuyên nghiệp.
Điều này được thể hiện rõ trong việc, giới đại gia Trung Quốc ít khi bỏ tiền chi trả cho các tổ chức chuyên nghiệp để quản lí tài sản, thay vào đó họ thường bỏ tiền ra để kiếm được những món lợi ngay trước mắt, gia đình không có bảng chi tiêu, kê khai tài sản, họ chỉ biết được số tiền ước chừng mình đang có...
Chính sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc và sự phất lên thần tốc của các cá nhân đã khiến họ tự tin thái quá vào khả năng quản lí tài chính của mình. Tuy nhiên, trong mắt các chuyên gia quản lí tài chính, cách thức giới siêu giàu áp dụng lại mắc rất nhiều sai lầm.
Theo Zhihu
Lưu Ly
Doanh nghiệp và Tiếp thị