vĐồng tin tức tài chính 365

Cần kiểm soát nợ xấu sau dịch

2021-08-28 11:47

Theo World Bank, chất lượng khoản vay bắt đầu có dấu hiệu xấu đi ở một số NH. Tỉ lệ dư nợ tín dụng trên GDP đạt mức 136% năm 2019, tăng mạnh lên 146% tính đến cuối năm 2020 làm gia tăng nguy cơ cho các NH do quan hệ của họ với những ngành kinh tế thực bị ảnh hưởng như du lịch, hàng không, có thể cả bất động sản...

Ngoài ra, rủi ro mất khả năng trả nợ tăng lên có thể làm tăng căng thẳng trong khu vực tài chính theo thời gian. Chưa kể, tỉ lệ an toàn vốn tổng thể của các NH đã giảm từ 11,95% cuối năm 2019 còn 11,1% cuối tháng 6-2021. Những số liệu chung trên có thể che lấp đi nguy cơ dễ bị tổn thương của một số NH thương mại, trong đó có những NH có tỉ lệ an toàn vốn thấp, được thể hiện qua việc thiếu khả năng đáp ứng các yêu cầu của chuẩn Basel II...

Cần kiểm soát nợ xấu sau dịch - Ảnh 1.

NH Nhà nước sẽ rà soát, xây dựng các kịch bản xử lý nợ xấu đến cuối năm nay và cuối năm 2022. Ảnh: Tấn Thạnh

Thực tế, sau những đợt bùng phát dịch liên tiếp, nhất là đợt dịch từ tháng 4 đến nay, đã ảnh hưởng đến lĩnh vực bán lẻ và một số ngành chế biến, chế tạo. DN và người dân ngày càng gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ trả nợ. Do đó, đã có rất nhiều khách hàng DN và cá nhân kiến nghị NH thương mại xem xét giảm lãi suất cho vay, cơ cấu nợ để bớt gánh nặng tài chính, trong bối cảnh nguồn thu sụt giảm do dịch bệnh kéo dài.

Tình trạng khách xin dời lịch trả nợ, thậm chí không có khả năng trả nợ, cũng tăng lên khi TP HCM và nhiều địa phương đang giãn cách xã hội, hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, nhiều DN lo ngại nếu được cơ cấu lại thời gian trả nợ nhưng vẫn bị chuyển nhóm nợ sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng tín nhiệm và tiếp cận vốn tín dụng mới sau này.

Trong bối cảnh như vậy, NH Nhà nước đã nhận ra dưới tác động của dịch Covid-19, tỉ lệ nợ xấu nội bảng của các NH có xu hướng tăng trong những tháng đầu năm 2021 nên sớm có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng đánh giá thực trạng hoạt động, ảnh hưởng của dịch Covid-19 và xây dựng kế hoạch, lộ trình xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2022. Trên cơ sở báo cáo của các tổ chức tín dụng, NH Nhà nước sẽ rà soát, xây dựng các kịch bản xử lý nợ xấu đến cuối năm nay và cuối năm 2022.

Trong khi đó, các chuyên gia của World Bank khuyến cáo: "Các cơ quan thực hiện chính sách tiền tệ cần thận trọng với rủi ro nợ xấu đang gia tăng, đặc biệt ở các NH có mức vốn hóa chưa bảo đảm trước đại dịch. Đây là lúc cần thông qua một kế hoạch giải quyết nợ xấu và xây dựng cơ chế rõ ràng để xử lý những NH yếu kém và gặp khó khăn, đồng thời tiếp tục tái cơ cấu vốn NH để đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn Basel II".

TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng việc NH Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi Thông tư 01 và 03 cho phép giữ nguyên nhóm nợ cơ cấu lại nhưng các NH vẫn trích lập dự phòng rủi ro trong lộ trình 3 năm là một giải pháp phù hợp để kiểm soát nợ xấu.

Đồng thời, thời gian qua, các tổ chức tín dụng cũng chủ động tăng khả năng bao phủ nợ xấu (trên 100%) do tiềm lực tài chính được tích lũy, tăng lên trong thời gian qua. Việc cần làm lúc này, theo TS Cấn Văn Lực, là tiếp tục kiểm soát vốn tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro. Thúc đẩy xử lý nợ xấu khi kinh tế phục hồi và luật hóa xử lý nợ xấu khi Nghị quyết 42 của Quốc hội hết hạn nhằm tiếp tục đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu một cách triệt để.

Trong khi đó, với nhiệm vụ của mình, các NH thương mại những ngày này vẫn phải thường xuyên gọi điện, nhắn tin "hối thúc" khách hàng trả lãi vay đúng hạn để không bị chuyển nhóm nợ, làm phát sinh nợ xấu cho NH.

Xem thêm: mth.35052711272801202-hcid-uas-uax-on-taos-meik-nac/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần kiểm soát nợ xấu sau dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools