vĐồng tin tức tài chính 365

Afghanistan, ngã tư Châu Á rền tiếng súng - Kỳ 6: Bộ mặt mới của Taliban

2021-08-28 16:51
Afghanistan, ngã tư Châu Á rền tiếng súng - Kỳ 6: Bộ mặt mới của Taliban - Ảnh 1.

Quân Taliban đặt mìn tự chế trên đường - Ảnh: Vice

Sau khi liên quân tấn công ở Afghanistan cuối năm 2001, đội quân bị xem là khủng bố Taliban tan rã. Các tay súng bỏ về quê, trừ vài nhóm tàn quân ở tỉnh Paktia. Nhóm lãnh đạo chạy sang tỉnh Balochistan (Pakistan). Với dàn lãnh đạo còn nguyên vẹn, Taliban bắt đầu tái cấu trúc để chuyển mình từ một lực lượng dân quân đơn thuần trở thành phong trào du kích thành công nhất lịch sử Afghanistan.

Taliban mới biết chắc không thể đánh bại liên quân bằng quân sự mà phải tách họ ra khỏi dân.

Đại tá - tiến sĩ sử học MICHEL GOYA

Guồng máy hoạt động linh hoạt

Mùa hè năm 2002, Taliban xuất hiện trở lại với các trận phục kích nhỏ và lần đầu tiên sử dụng mìn tự chế. Sang năm 2006, Taliban chiến đấu ngày càng hiệu quả hơn. Đến năm 2014, Taliban đã phát triển ổn định trên địa bàn. Trong nghiên cứu "Các đơn vị chiến đấu phi quy ước tại Afghanistan" đăng trên tạp chí nghiên cứu Cairn (Bỉ), đại tá - tiến sĩ sử học Michel Goya người Pháp nhận xét khi được cơ quan tình báo quân sự Pakistan (ISI) cung cấp tiền bạc và cố vấn, Taliban bắt đầu thiết lập một cơ cấu chỉ huy hiệu quả hơn.

Năm 2006, Taliban ban hành quy tắc ứng xử (Lahya) giải thích cấu trúc, tổ chức thứ bậc và trách nhiệm các đơn vị. Đứng đầu là Hội đồng lãnh đạo (Quetta Shura) được xem như "chính phủ trong bóng tối" do mullah Mohammed Omar cầm đầu. Hai hội đồng bên dưới gồm Miran Shah Shura (mạng lưới của chỉ huy Jalaluddin Haqqani) và Shura Peshawar. Hai hội đồng này hoạt động như bộ chỉ huy tác chiến theo khu vực. Tham mưu cho Quetta Shura có các ủy ban chuyên môn. Ngoài ra ở cấp tỉnh có ủy ban tỉnh, ở cấp huyện có ủy ban huyện. Về quân sự có bốn ủy ban quân sự gồm ủy ban quân sự Quetta, ủy ban quân sự Peshawar, ủy ban quân sự Miramshah và ủy ban quân sự Girdi. Mỗi ủy ban phụ trách một khu vực gồm nhiều tỉnh.

Cơ cấu tổ chức này mang tính chất tập trung nhưng theo cơ chế linh hoạt để thích nghi với tình hình đặc thù địa phương. Hỗ trợ cho cơ cấu này có mạng lưới tình báo, chủ yếu là tình báo con người (cảm tình viên xâm nhập, quan sát viên cố định hoặc cơ động trên ôtô, xe máy, nghe điện thoại di động...) và khả năng phân tích sau hành động.

Địa bàn hoạt động gồm căn cứ ở Pakistan dùng cho hậu cần và huấn luyện cùng bốn khu vực ở Pakistan và một khu vực tiền phương ở Afghanistan. Khu vực tiền phương được chia thành nhiều bộ tư lệnh cấp tỉnh và huyện với hệ thống phân cấp kép về chính trị - hành chính và tác chiến. Taliban mở rộng ảnh hưởng bằng cách hứa hẹn sẽ bảo đảm trật tự, công bằng tại các địa phương thiếu bộ máy quản lý nhà nước hoặc bộ máy nhà nước quản lý kém dẫn đến tham nhũng, phân biệt đối xử hay "sống chết mặc bay" khiến dân bất bình.

Taliban xây dựng bộ máy chính trị gồm những người ủng hộ Taliban ở địa phương và chính quyền trong bóng tối ở các tỉnh. Các đội tuyên truyền từ 4 - 5 người đến đền thờ Hồi giáo phát tài liệu. Truyền đơn được rải khắp các đền thờ và chợ búa. Thông điệp đơn giản là phản đối sự hiện diện của nước ngoài và chính phủ tham nhũng. Taliban còn áp dụng luật Hồi giáo Sharia mềm mỏng hơn. Song song theo đó là biện pháp đe dọa và sử dụng bạo lực nhằm làm dân chúng khiếp sợ phải hợp tác như đe dọa các viên chức và người hợp tác với quân đội hoặc các tổ chức nước ngoài (đặc biệt là dán thư đe dọa trên cửa), phục kích và tấn công cảnh sát, quân đội và liên quân.

Taliban từng cấm sử dụng máy phát thanh và phim ảnh vào năm 1996 thì nay đã tận dụng Internet để trả lời phỏng vấn báo chí hoặc dàn dựng video tuyên truyền. Không chỉ phát máy phát thanh và đĩa DVD ở chợ, Taliban còn tung tin đồn nói chính quyền tham nhũng, kêu gọi chống bọn ngoại đạo, kích động dân nông thôn nghi ngờ dân thành thị.

Afghanistan, ngã tư Châu Á rền tiếng súng - Kỳ 6: Bộ mặt mới của Taliban - Ảnh 3.

Taliban đánh bom liều chết ở thủ đô Kabul ngày 4-8-2021 - Ảnh: AFP

Phương thức chiến đấu

Quân Taliban có ba thành phần gồm các bộ tộc người Pashtun, sinh viên các trường thần học Hồi giáo (makbati) và nhóm tân binh (majburi) phi ý thức hệ. Thậm chí còn có nhóm thứ tư là các tay súng đánh thuê không thường xuyên được trả công từ 100 - 300 USD/ngày. Các majburi gồm những người thất vọng vì nhiều nguyên nhân như đất nước mất độc lập, người Pashtun bị bài xích, chính quyền nhũng lạm, sai lầm của liên quân. Từ năm 2004 trở đi, quân số majburi ngày càng tăng. Lúc này xuất hiện các nhóm nước ngoài gồm người Chechnya, người Uzbek, người Ả Rập. Các nhóm này tuy ít nhưng là vốn quý vì có động lực và kiến thức, nhất là các tay súng đến từ mặt trận Iraq, và thường được phân công phát triển mìn tự chế và tấn công liều chết.

Taliban còn tìm cách móc nối với các nhóm không thuộc bộ tộc Pashtun hoặc các tay súng cũ thuộc Liên minh phương Bắc đối địch. Taliban sẵn sàng liên minh với bộ tộc này chống lại bộ tộc kia và không ngần ngại câu kết với bọn buôn ma túy hoặc các băng nhóm tội phạm.

Rất khó thống kê quân số Taliban vì có các toán cơ động quá cảnh ở Pakistan, quân thường trực, các nhóm liên minh... Theo tiến sĩ cựu trung tá David Kilcullen người Úc, Taliban có 1.000 quân thường trực vào năm 2004 và bốn năm sau gấp 10 lần, cộng thêm quân không thường trực gấp 3 - 4 lần quân thường trực, chưa kể các cảm tình viên phụ trách thu thập tin tức, che giấu, nuôi ăn... Như vậy quân số Taliban có thể ngang ngửa với liên quân.

Về chiến thuật, quân Taliban bảo đảm trang bị nhẹ nên di chuyển nhanh, có khả năng cơ động chiến thuật hàng ngang bằng cách tận dụng cây trồng, đường thủy lợi, khe hở trên địa hình đồi núi để di chuyển, tập kết và phân tán. Trong khi đó, liên quân trang bị cồng kềnh, di chuyển chậm, thường bám các trục đường bộ để xe hậu cần và xe bọc thép vận động nhưng được ưu thế có máy bay chuyển quân hoặc yểm trợ.

Taliban còn hơn liên quân ở chỗ hiểu biết địa hình và nắm trước tình hình đối phương, nhờ vậy có thể chủ động trong chiến đấu. Theo David Kilcullen, trong hơn 80% vụ đụng độ, Taliban nổ súng trước để tấn công các đội tuần tra, đoàn xe hoặc bắn vào các căn cứ. Các vụ tấn công thường ở quy mô nhỏ (không quá 100 quân) nhưng linh hoạt hơn trong khi liên quân chủ yếu sử dụng sức mạnh hỏa lực.

Các vụ tấn công được thực hiện với các toán chiến thuật gồm quân thường trực cơ động phối hợp với các tay súng địa phương, các tay súng đánh thuê, thanh niên tình nguyện. Toán chiến thuật có thể rút lui nhanh và hiếm khi để bị bắt làm tù binh. Điểm yếu quan trọng của quân Taliban là chỉ có súng trường Kalashnikov và súng chống tăng RPG-7. Do đó, liên quân thiệt hại về người ít hơn.

Sau khi bị tổn thất đáng kể nhất vào năm 2005 - 2006, Taliban đã vô hiệu hóa một phần hỏa lực của liên quân bằng cách tấn công dưới 10 phút và bố trí "cài răng lược" giữa liên quân với dân. Taliban còn tấn công gián tiếp như bắn tên lửa, bắn tỉa và đặc biệt là mìn tự chế đã gây tổn thất đến 1/3 hoặc thậm chí 1/2 số thương vong của liên quân. Mục đích tấn công của Taliban không nhằm tiêu diệt mà đặt liên quân và quân đội Afghanistan vào thế phòng thủ và giảm khả năng kiểm soát dân.

Tài chính của Taliban đến từ nhiều nguồn

Taliban đã nhận tài trợ đáng kể từ các mạng lưới thánh chiến ở vùng Vịnh. Những người quyên góp hoạt động trong các đền thờ Hồi giáo và các địa điểm tư nhân ở các quốc gia Hồi giáo. Công cụ tuyên truyền gây quỹ là tạp chí Al Somood bằng tiếng Ả Rập và trang web của Taliban.

Các nguồn khác đến từ viện trợ của Pakistan, các công ty làm ăn mờ ám, tiền đóng "hụi chết" của bọn buôn ma túy, tiền thu được từ đánh cắp các đoàn xe, tống tiền các công trình tái thiết.

Nguồn viện trợ quốc tế cho Afghanistan cũng gián tiếp cung cấp một phần đáng kể ngân sách của Taliban.

Năm 2018, Taliban ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ. Tổng thống Trump đã tuyên bố rút quân, do đó Taliban tìm cách ép Mỹ. Vì sao ông Trump lại tuyên bố như vậy?

Kỳ tới: Bí mật hội đàm Mỹ - Taliban

Afghanistan, ngã tư châu Á rền tiếng súng - Kỳ 5: Chiến hạm Mỹ nã tên lửaAfghanistan, ngã tư châu Á rền tiếng súng - Kỳ 5: Chiến hạm Mỹ nã tên lửa

TTO - Trưa 9-9-2001, tư lệnh Ahmad Shah Massoud - chỉ huy Liên minh phương Bắc (mặt trận kháng chiến chống Taliban) - trả lời phỏng vấn trong nhà khách tại hậu cứ ở làng Khadja Bahuddin thuộc huyện Darqad, tỉnh Takhar (miền bắc Afghanistan).

Xem thêm: mth.87840201182801202-nabilat-auc-iom-tam-ob-6-yk-gnus-gneit-ner-a-uahc-ut-agn-natsinahgfa/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Afghanistan, ngã tư Châu Á rền tiếng súng - Kỳ 6: Bộ mặt mới của Taliban”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools