vĐồng tin tức tài chính 365

Chuyện về lực lượng đi chợ hộ ở một siêu thị

2021-08-29 03:23
Chuyện về lực lượng đi chợ hộ ở một siêu thị - Ảnh 1.

Những "lực lượng hỗ trợ đặc biệt" đã thích nghi dần với công việc, thậm chí còn "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao" - Ảnh: B.S

"Đó là thực phẩm tủ mát, còn đây là tủ đông"

Ngày đầu tiên TP triển khai chương trình "Đi chợ hộ", một anh cảnh sát phường 8, Q. 10 bước vào Satramart - Siêu thị Sài Gòn, hỏi thăm về khu vực mua rau, củ, quả. 

Nhân viên siêu thị tận tình hướng dẫn: đây là bí, đây là bầu, đây là bao đựng, tiếp theo là mang lại quầy cân… "Nếu rau lá đựng sẵn trong bao và có tem thì không cần cân nữa. Còn dưới này là quầy hàng đông lạnh, đi thẳng xuống là thực phẩm khô nha anh". Anh cảnh sát bắt tay vào nhiệm vụ "Đi chợ hộ", còn chị nhân viên cũng tranh thủ lấy xe đẩy hàng để soạn "combo" sẵn chuẩn bị giao cho địa phương. 

Đến khi tính tiền, chị thu ngân hỏi anh cần in mấy hóa đơn hay cần chia nhỏ từng đơn hàng, anh "giật mình ngạc nhiên". 

Những ngày sau, lực lượng "đi chợ hộ" mỗi lúc một tăng, không chỉ ở mỗi siêu thị này mà ở hầu hết cả điểm của hệ thống bán lẻ Satra. Ngoài những anh chị mặc đồng phục ngành, còn có cả Hội Phụ nữ, hay dân phòng, khu phố các phường. 

Một bác bảo vệ dân phố cầm điện thoại gọi về cho người dân, hỏi cặn kẽ sữa mua vị nào, có đường hay không đường. Một anh chiến sĩ trẻ đi hết hai dãy tủ mát vẫn "vò đầu bứt tai", được chị nhân viên hỏi thăm, hóa ra "đó là thực phẩm tủ mát, còn đây là tủ đông. Bạn đi xuống kia là thấy ngay xúc xích đó". 

Một anh công an cầm bắp cải thảo tỏ vẻ ngạc nhiên "Ủa đây là cải thảo à?" – "Đúng rồi anh, đây là cải thảo hỏa tiễn, còn cải thảo thường bên này. Anh hỏi thử xem người dân thích ăn loại nào."

Sau những bỡ ngỡ lúc ban đầu, giờ thì ai ai cũng dần chuyên nghiệp hơn. Những câu chào hỏi hay "Ủa, cũng ở đây à!" trở thành câu cửa miệng. Rồi thì người ngày truyền lại kinh nghiệm, hướng dẫn cho người sau. Thậm chí "Đơn ông có mì gói không, bao nhiêu gói, tui chạy đi lấy luôn, ông cân hộ tui bịch cà rốt này nhé" hay là "tui mới lấy khổ qua phía kia kìa, qua đi ông."

Chuyện về lực lượng đi chợ hộ ở một siêu thị - Ảnh 2.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế của khách hàng trong mùa dịch, Trung Tâm Điều Hành Satrafoods đã phối hợp với địa phương tại những nơi có Cửa hàng Satrafoods hoạt động để tăng cường phục vụ đi chợ hộ. Khi nhận hàng, khách hàng có thể chọn hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo hóa đơn cửa hàng. Các cửa hàng Satrafoods sẽ không nhận chuyển khoản trước của đơn hàng mà tất cả sẽ được thanh toán sau khi nhận hàng - Ảnh: B.S

Nhân viên siêu thị "kiêm" nhiều vị trí 

Dù vắng hơn rất nhiều so với thời gian trước đó, nhưng không khí nào nhiệt ở các địa điểm bán vẫn không để giảm đi. Mỗi người đều tranh thủ làm công việc của mình, lực lượng hỗ trợ đi chợ giùm khách, nhân viên siêu thị và cửa hàng vừa lên hàng, vừa chuẩn bị "combo" giao cho địa phương. Công tác phối hợp giữa các "chiến sĩ tuyến đầu" trên "mặt trận hậu cần" này cũng rất nhịp nhàng với nhau. 

Mặc dù đã áp dụng "3 tại chỗ" và "1 cung đường – 2 điểm đến", các đơn vị đều phối hợp rất chặt chẽ và nhanh chóng với phòng nhân sự SATRA để tổng hợp xin cơ quan chức năng cấp giấy đi đường, nhưng số lượng nhân viên vẫn bị giới hạn. 

Trong thời điểm này, mỗi nhân viên của hệ thống bán lẻ Satra không chỉ phụ trách riêng công việc thường ngày của mình, mà còn lại hỗ trợ nhiều nhóm khác, làm việc gấp đôi, thậm chí gấp ba lượng công việc hằng ngày để có thể cung ứng kịp thời lượng hàng hóa thiết yếu. 

Nhân viên thu ngân nay còn phụ trách thêm cả việc sơ chế rau củ quả từ sáng sớm, nhân viên giao nhận hàng hóa chủ động đẩy xe soạn hàng theo "combo", ngay cả các chị tạp vụ cũng đeo bao tay để bỏ rau vào từng gói... 

"Ở Siêu thị Sài Gòn, ban lãnh đạo rất quan tâm đến nhân viên. Mỗi bữa chúng tôi đều được ăn uống đủ chất. Ngày đầu tiên khi lãnh đạo cho chúng tôi xem những bức hình hàng hóa chúng tôi làm được các anh bộ đội giao đến cho từng hộ dân, chúng tôi cảm thấy vô cùng xúc động, và động viên nhau nỗ lực mỗi ngày để thực phẩm có thể đến tới người dân sớm nhất.", một nhân viên chia sẻ.

Khoảng một phần ba thời gian đầu tiên trong đợt giãn cách đã đi qua, tất cả nhân viên của hệ thống bán lẻ Satra cũng đã quen với một nếp sống mới. Dù biết còn rất nhiều khó khăn, và cả những nguy cơ phải đối mặt, nhưng tất cả đều đồng lòng nhận nhiệm vụ, mong được góp một phần công sức nhỏ bé để cùng thành phố đẩy lùi dịch bệnh.

Gần 30.000 đơn hàng đã được hệ thống bán lẻ Satra giao đến các "tổ đi chợ hộ"

Sau 5 ngày áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội mới, tính đến ngày 27-8, hệ thống bán lẻ Satra đã giao gần 30.000 đơn hàng đến các "tổ đi chợ hộ" trên toàn TPHCM. Trong đó, riêng ngày 27-8, đã có gần 17.000 đơn hàng được giao, tăng gần 2,2 lần so với số lượng đơn hàng ngay hôm qua.

Hiện nay lượng đơn hàng chuỗi Satrafoods nhận được liên tục tăng, khoảng từ 7.000 đến 9.000 đơn hàng/ngày.

Bên cạnh đó, Satramart - Siêu thị Củ Chi còn phục vụ khoảng 4.000 suất cơm cho khu cách ly tại trường Mần Non 2 trên địa bàn xã Trung An, huyện Củ Chi. Siêu thị Tax và Siêu thị Phạm Hùng cũng giao hàng với số lượng lớn đến cách khu cách ly ở quận 8, Mặt trận Tổ Quốc quận Gò Vấp, Hội Phụ nữ Chợ Bình Điền và Báo Thanh Niên với tổng giá trị gần 750 triệu đồng.

Xem thêm: mth.84901500282801202-iht-ueis-tom-o-oh-ohc-id-gnoul-cul-ev-neyuhc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chuyện về lực lượng đi chợ hộ ở một siêu thị”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools