vĐồng tin tức tài chính 365

Hợp tác xã - “Cầu nối” tiêu thụ nông sản mùa dịch

2021-08-29 12:54

Tiêu thụ nông sản qua combo

Dù đã có những nỗ lực trong việc kết nối tiêu thụ cho nông sản của các tỉnh, thành phía Nam, nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều trái cây, rau củ hay thủy sản đang phải tìm đầu ra. Cùng lúc này, TP Hồ Chí Minh đang rất cần một lượng lớn hàng hóa, lương thực thực phẩm trong những ngày giãn cách.

Combo nông sản gồm: ấu, ngô, chanh, khoai môn, khoai lang - những loại nông sản quen thuộc của Đồng Tháp - đang được giới thiệu và tiêu thụ tốt tại TP Hồ Chí Minh. Tổ công tác 970 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh ưu tiên triển khai thí điểm túi combo 10 kg nông sản trên địa bàn trong những ngày giãn cách.

Hợp tác xã - “Cầu nối” tiêu thụ nông sản mùa dịch - Ảnh 1.

Hội Liên hiệp phụ nữ Quận 3, TP Hồ Chí Minh giúp dân đi chợ mua thực phẩm trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội. (Ảnh: TTXVN)

Hiện đã có trên 1.250 đầu mối cung cấp nông sản và thực phẩm đăng ký với Tổ công tác 970 của Bộ NN&PTNT. Sản phẩm khá đa dạng gồm: thủy hải sản, rau củ, trái cây các loại, trứng, thịt, nông sản chế biến và thực phẩm thiết yếu khác.

Các đầu mối trên có thể cung ứng cho TP Hồ Chí Minh từ 12.000 - 15.000 combo nông sản mỗi ngày, với các mức giá 100.000, 150.000 và 200.000 đồng/combo.

Ngoài kết nối trực tiếp, Tổ Công tác 970 cũng đã thiết lập trang web htx.cooplink.com.vn giúp các đầu mối tiếp nhận đơn hàng.

Với việc người mua và người bán "tự mua - bán - thanh toán" trực tiếp, combo nông sản 10 kg/túi sẽ góp phần hạn chế người dân ra ngoài mua sắm, giảm nguy cơ lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Gói combo nông sản nhìn từ vai trò hợp tác xã

100.000 đồng cho 10 kg rau củ là mức giá hợp lý, thậm chí là khá rẻ trong thời điểm này. Tuy nhiên với số lượng hàng ngàn combo mỗi ngày, một lượng lớn nông sản của các tỉnh, thành ĐBSCL sẽ được tiêu thụ nhanh chóng. Từ đây, vai trò của hợp tác xã (HTX) lại được nhắc đến thông qua câu chuyện liên kết.

Hàng loạt combo nông sản đã được Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long giới thiệu và đưa đến tay khách hàng TP Hồ Chí Minh trong những ngày qua. Lần đầu tiên Giám đốc 1 HTX bưởi nhận thêm nhiệm vụ liên kết các hộ trồng cà, mướp, dưa leo, đậu bắp, chanh và khoai lang, cũng như cân đối để ra những combo nông sản có giá cả hợp lý, thấp nhất là 75.000 đồng.

"Giá cả hợp lý để có thể tăng cường thu mua rau củ cho bà con trong mùa dịch này. 1 tuần HTX có thể cung ứng 100 tấn hàng", ông Trương Ngọc Trọng, Giám đốc HTX Bưởi 5 Roi Mỹ Hòa, Vĩnh Long, cho biết.

Tại Hậu Giang, 21/234 HTX đã được chọn để tham gia chuỗi cung ứng nông sản theo combo. Trung bình mỗi ngày, tỉnh này chuyển lên TP Hồ Chí Minh từ 15 - 20 tấn rau, củ; đồng thời kết nối một lượng lớn nông sản khác cho miền Bắc thông qua các kênh phân phối của Liên minh HTX.

"Hiện nay chúng tối đã kết nối trong nhóm group và chỉ đạo hàng ngày, hàng tuần để có giải pháp. Thứ hai là chúng tôi mở rộng kết nối ra, ví dụ những HTX nhỏ, quy mô chưa thực hiện được kết nối này thì gom 3,4 HTX lại làm một đầu mối để kết nối lượng hàng hóa", Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Hậu Giang Ngô Minh Long cho hay.

"Công ty xuống HTX mua, chứ không thể xuống từng hộ dân được, vì qua rất nhiều chốt. Tôi nghĩ HTX phát triển càng nhiều càng có lợi cho bà con nông dân", ông Nguyễn Văn Phương, Giám đốc Công ty TNHH Xuân Phương, Kiên Giang, nhận định.

Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có hơn 2.000 HTX nông nghiệp, là chỗ dựa vững chắc cho bà con nông dân trong việc thay đổi quy trình canh tác theo hướng giảm lượng, tăng chất và kết nối thị trường.

Hợp tác xã - “Cầu nối” tiêu thụ nông sản mùa dịch - Ảnh 2.

Nông sản của người dân Hậu Giang được tập kết trước khi đi TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN)

Trong tình hình mới, vai trò của HTX, của Ban lãnh đạo HTX lại được khẳng định thông qua việc liên kết các thành viên để cùng nhau bàn bạc, tìm đầu ra cho các loại nông sản vườn nhà.

Hiện các hợp tác xã được coi như cầu nối để giúp cho bà con nông dân có thể gắt kết với doanh nghiệp và tìm được đầu ra cho các sản phẩm. Trở lại với chuyện tiêu thụ nông sản cho ĐBSCL, mặc dù các gói nông sản có thể phần nào giải quyết tình trạng ùn ứ nông sản, nhưng vẫn cần có những giải pháp khác song hành.

Dự báo thị trường nông sản ĐBSCL

Chỉ riêng trái cây, theo dự báo của Bộ NN&PTNT, hơn 400.000 tấn ở các tỉnh, thành phía Nam đang đến vụ thu hoạch, cần được tiêu thụ gấp. Những thông tin mang tính dự báo này sẽ giúp các địa phương chủ động hơn trong việc tìm thêm đầu ra cho các loại nông sản trong thời gian tới.

ĐBSCL vẫn còn khoảng 450.000 ha lúa vụ Hè Thu và sẽ thu hoạch cơ bản dứt điểm vào giữa tháng 9. Tuy nhiên, do thiếu máy gặt đập liên hợp, nhân công và thương lái nên tình hình thu hoạch, tiêu thụ ở nhiều địa phương sẽ khó khăn.

Ngoài trái cây, khoai lang cũng là mặt hàng khó tiêu thụ trong lúc này. Chỉ riêng Vĩnh Long, diện tích khoai đến thời gian thu hoạch khoảng 900 ha, ước sản lượng gần 27.000 tấn. Dù vậy theo Trung tâm Kinh tế hợp tác, Bộ NN&PTNT, vẫn có những tín hiệu khả quan cho nông sản ĐBSCL trong thời gian tới.

"Mít chủ yếu sẽ có đợt tăng giá vào tháng 8 và tháng 9 hàng năm, lý do là 20/9 bắt đầu vào mùa Đông ở bên Trung Quốc. Sản phẩm thủy sản sẽ thiếu hàng để xuất khẩu vì các nước sẽ đặt hàng vào các lễ hội tháng 11, 12 và Tết, nhu cầu đặt hàng đang tăng", ông Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Kinh tế hợp tác, thành viên Tổ công tác 970, chia sẻ.

Cùng với đó, nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm vào cuối năm sẽ gia tăng, do tình trạng đứt gãy nguồn cung con giống vào tháng 8 này. Tuy nhiên, nông dân cũng cần cân nhắc trong việc tái đàn, vì vẫn còn nhiều sản phẩm thay thế, như một lượng lớn thủy hải sản quá lứa khó tiêu thụ.

Nông sản 'kêu cứu' mùa dịchNông sản "kêu cứu" mùa dịch

VTV.vn - Gần nửa triệu tấn trái cây ở các tỉnh phía Nam mỗi ngày mỗi chín, cần được tiêu thụ gấp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.29505300192801202-hcid-aum-nas-gnon-uht-ueit-ion-uac-ax-cat-poh/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hợp tác xã - “Cầu nối” tiêu thụ nông sản mùa dịch”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools