Y bác sĩ Quảng Ninh chăm sóc bệnh nhân F0 tại Bệnh viện dã chiến số 12, TP.HCM. Các biện pháp vỗ rung, massage cho bệnh nhân đang được áp dụng tại đây cho hiệu quả tốt - Ảnh: BÁCH VIỆT
Dưới 50 tuổi mới được cách ly tại nhà
Theo Bộ Y tế, điều kiện thứ nhất về mức độ bệnh, F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ, tuổi từ 1 tuổi đến dưới 50 tuổi, không có bệnh nền, không béo phì, không mang thai.
Điều kiện thứ 2 là người bệnh phải có khả năng tự chăm sóc bản thân như tự ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh, có khả năng liên lạc với cơ sở y tế nếu bệnh chuyển nặng. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu này thì phải có người chăm sóc.
Gia đình và F0 cần chuẩn bị gì?
Bộ Y tế hướng dẫn như sau:
• Lưu các số điện thoại cần thiết khác.
• Xác định về vùng không gian dành riêng cho người nhiễm.
• Phân công người phù hợp chăm sóc người nhiễm (nếu cần).
• Chuẩn bị các vật dụng tối thiểu:
* Theo dõi, điền thông tin vào bảng theo dõi sức khỏe hằng ngày, với những dấu hiệu cần theo dõi như nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 (nếu có thể), huyết áp (nếu có thể).
Các triệu chứng thường gặp ở F0: Mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy; ho ra máu, thở dốc/khó thở, đau tức ngực…
Triệu chứng khác như: Đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ…
Người bệnh và người nhà cần chuẩn bị khẩu trang y tế, găng tay y tế sạch; nhiệt kế, máy đo huyết áp; thùng đựng chất thải lây nhiễm; dụng cụ cá nhân dùng riêng cho người nhiễm; thuốc đang điều trị cho người trong nhà có bệnh sẵn; thuốc và đơn thuốc cho người nhiễm (nếu có).
Chăm sóc sức khỏe và tinh thần cho người nhiễm COVID-19
Do phải cách ly điều trị và dịch bệnh gia tăng, người nhiễm COVID-19 có thể gặp tình trạng căng thẳng tinh thần, gặp các dấu hiệu như sợ hãi và lo lắng cho bản thân và người thân; thay đổi thói quen ngủ, ăn uống, khó ngủ, khó tập trung.
Đặc biệt, các bệnh mãn tính, rối loạn sức khỏe tâm thần nếu có sẽ trầm trọng hơn, người bệnh có thể uống rượu, hút thuốc nhiều hơn.
Bộ Y tế hướng dẫn lúc này người bệnh tránh quan tâm quá mức về dịch COVID-19 trên mạng xã hội, chăm sóc cơ thể và sức khỏe tinh thần của bản thân, ăn uống lành mạnh, cân bằng.
Nên tập thể dục, ngủ nhiều, có thể ngồi thiền, hằng ngày nên dành thời gian tập thở bằng cách hít thở vào đồng thời phồng căng bụng, thở ra chậm và thót bụng, nhằm giãn nở lồng ngực, tăng không khí vào phổi.
Thư giãn bằng cách đọc sách, vẽ, xem phim, nghe nhạc, nấu ăn, gọi cho nhân viên y tế phụ trách nếu căng thẳng tinh thần kéo dài, tăng cường giao tiếp, kết nối, tâm sự...
Theo thống kê sơ bộ ngày 28-8 về tình trạng lâm sàng của bệnh nhân đang điều trị, có 79,4% không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng nhẹ, 9,2% có triệu chứng nhẹ, tỉ lệ bệnh nhân nặng, nguy kịch là 11,5%.
Nếu nhóm bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ được chăm sóc tốt tại nhà và y tế cơ sở, bệnh nhân chuyển nặng sẽ giảm và từ đó giảm được tử vong.
Trong số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.408 ca, trong đó thở oxy qua mặt nạ là 4.065 ca; thở oxy dòng cao HFNC là 1.310 ca; thở máy không xâm lấn: 88 ca; thở máy xâm lấn: 921 ca; ECMO: 24 ca.
TTO - Trao đổi với báo giới ngày 28-8, cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, ông Lương Ngọc Khuê cho biết số bệnh nhân COVID-19 tử vong tại TP.HCM đã có xu hướng giảm, người bệnh đã tiếp cận cơ sở y tế tốt hơn.