Những kệ hàng tươi sống, rau củ đặt trên vỉa hè để người dân chọn lựa, mua sắm - Ảnh: NGỌC HIỂN
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online chiều 29-8, Lý Nhân Quang - nhân viên thu ngân của siêu thị mini trên xe buýt - cho biết siêu thị mang đến hơn 100 mặt hàng, song các loại rau củ như cải xanh, cải bẹ, bí, bầu, mướp... và trứng là những sản phẩm sớm "cháy" hàng.
Bà Hoàng Minh (ngụ đường Vạn Kiếp) cho biết, thời gian qua, việc mua sắm hàng hóa khó khăn nên khi thấy xe buýt lưu động bà đã tranh thủ ra xếp hàng mua sắm, bà đã mua được rất nhiều loại rau củ, đủ cho gia đình ăn 3-4 ngày.
Tương tự, nhiều người dân cho biết dù sống khá gần các siêu thị xung quanh như Co.opmart, Bách hóa xanh..., song do người dân không được ra đường, chỉ mua hàng qua đi chợ hộ nên người dân khan hiếm rau xanh sau hơn 1 tuần siết giãn cách.
Để giữ trật tự, đảm bảo giãn cách cho siêu thị, ngoài lực lượng hỗ trợ từ phường còn có cả lực lượng bộ đội tăng cường với 3 chiến sĩ.
Sau khi bán hàng lưu động tại đường Vạn Kiếp cho một nhóm nhỏ người dân địa phương, xe buýt này tiếp tục đến UBND phường 3 để bán hàng cho đội đi chợ hộ của phường, đến 17h đã hoàn thành ngày bán hàng. Các mặt hàng gồm rau củ, thịt và trứng đã hết sạch.
Theo anh Quang, siêu thị có 4 xe buýt hoạt động lưu động, song trong ngày 29-8 chỉ vận hành duy nhất chiếc xe này.
Siêu thị này thuộc chương trình "Thực phẩm bình ổn lưu động" do Sở Công thương TP.HCM phối hợp với doanh nghiệp Grove Fresh tổ chức.
Xe buýt được thiết kế với những kệ hàng hai bên, nhiều loại thực phẩm nhanh chóng được người dân mua cạn - Ảnh: NGỌC HIỂN
Người dân kiên nhẫn chờ đợi để đến lượt vào xe buýt mua sắm - Ảnh: NGỌC HIỂN
Một người dân chọn mua các loại rau củ tại siêu thị lưu động. Một số loại rau đã vơi dần - Ảnh: NGỌC HIỂN
Các chiến sĩ hỗ trợ người dân mua sắm hàng hóa - Ảnh: NGỌC HIỂN
Các mặt hàng rau củ nhanh chóng được người dân mua trống sạp - Ảnh: NGỌC HIỂN
Quầy tính tiền được đặt trên vỉa hè. Rất nhiều người dân chọn mua mì gói trong danh mục mua sắm của mình - Ảnh: NGỌC HIỂN
TTO - Những siêu thị mini đầy ắp rau củ quả, trái cây và thịt được "kéo" về trong các khu dân cư để phục vụ địa phương "đi chợ hộ" dễ dàng, tiện lợi hơn. Tại đây còn hoạt động theo mô hình cửa hàng không người bán, không tiếp xúc.