Người nuôi hải sản Thanh Hóa lao đao vì dịch bệnh COVID; Chủ vườn lan đột biến lên livestream "bóc phốt" lẫn nhau; Khách sạn phố cổ ế ẩm... là những tin tức kinh tế đáng chú ý 24h qua.
Người nuôi hải sản Thanh Hóa lao đao vì dịch bệnh COVID
Gắn bó với nghề nuôi hải sản hàng chục năm nay, tuy nhiên, chưa năm nào gia đình ông Nguyễn Văn Hóa (ở xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) lại rơi vào tình cảnh khó khăn như hiện nay, gia đình ông nuôi cả ha con hàu giống, tôm nhưng đến ngày xuất bán lại không có người mua.
Lý do là bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, lượng tiêu thụ sản phẩm giảm và người nuôi hàu không mặn mà.
Ông Nguyễn Văn Hóa (trú tại xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) cho biết, kể từ tháng tư năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, gia đình ông chỉ nuôi hàu giống cầm chừng, không dám đầu tư nhiều, vì có nuôi cũng không xuất bán được hàng.
Theo ông Hóa, hàu giống nuôi dưới ao đã đến ngày bán nhưng không có người mua, gia đình đành giữ lại chờ hết dịch hoặc phải chuyển đi nơi khác để nuôi lấy thịt. Xem thêm...
Vỡ mộng lan đột biến tiền tỉ, chủ vườn lên livestream "bóc phốt" lẫn nhau
Từng tạo nên "cơn sốt" với các cuộc chuyển nhượng bạc tỉ, sau một thời gian, thị trường lan đột biến bỗng tụt dốc không phanh. Nhiều chủ vườn lan lên livestream bán tháo, thậm chí bóc mẽ chính các chiêu trò của giới này.
Chia sẻ trên mạng xã hội, một chủ vườn tên N.L liên tục đưa ra các định hướng đầu tư cho khách hàng: "Chủ vườn B bán lan với giá thấp kỉ lục đang khiến cho các nhà đầu tư mất niềm tin. Nếu tình hình này tiếp tục diễn ra, đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư phải tháo chạy, rút khỏi cuộc chơi. Mọi người cứ bình tĩnh nghe theo em để đầu tư sáng suốt. Cố gắng rót tiền vào giống lan mới bên em đang cung cấp, chẳng mấy mà thu hồi được vốn, thậm chí lãi gấp 3 - 4 lần".
Trong khi đó, một chủ vườn tên V.A.V cũng đang bị nhiều người "bóc phốt" khi liên tục quảng cáo cho giống lan mới, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Dù cung cấp cho khách hàng với số lượng lớn với giá cao cắt cổ, thế nhưng khi muốn yêu cầu xác nhận nguồn hàng thì chủ vườn này đều né tránh trả lời. Xem thêm...
Khan hiếm laptop giá rẻ đầu năm học: Nhộn nhịp thị trường máy tính cũ
Khó tìm kiếm laptop giá rẻ tại các chuỗi cửa hàng lớn, nhiều phụ huynh đang tìm kiếm mua máy cũ cho con học trực tuyến. Điều này khiến các chợ máy tính trên mạng xã hội trở nên nhộn nhịp.
Chị Nguyễn Bích Hà (Cầu Giấy - Hà Nội) cho biết, vì lo con mải chơi game, dùng mạng xã hội, sử dụng sai mục đích gây ảnh hưởng tới việc học nên chị không mua laptop cho con. Trường hợp cần chị sẽ cho con sử dụng chung máy.
Tuy nhiên khi nhà trường thông báo học online, chị Hà quyết định tìm mua 2 chiếc laptop cũ cho 2 người con. "Tôi không muốn cho con dùng điện thoại thông minh học cả buổi vì sẽ ảnh hưởng đến mắt và chất lượng buổi học. Nhà có hai cháu nên tôi phải mua hai máy. Vì chỉ phục vụ cho việc học trực tuyến nên tôi không có ý định mua mới. Xem thêm...
Khách sạn phố cổ Hà Nội: Cắn răng chịu lỗ, ồ ạt rao bán
Kể từ khi đợt COVID-19 lần thứ 4 bùng phát, các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh khách sạn đăng tin rao bán khách sạn ngày càng nhiều hơn. Đáng nói, dù bán cắt lỗ, chuyển nhượng 0 đồng, nhưng cũng không có ai mua.
Phố Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) được mệnh danh là tuyến phố sầm uất, thu hút khách du lịch bậc nhất ở Thủ đô Hà Nội. Song, những ngày qua, nhiều chủ khách sạn, nhà nghỉ tại đây ngậm ngùi phải treo biển bán nhà vì “vắng bóng” khách thuê. Xem thêm...
Xem thêm: odl.033849-nab-oar-ta-o-ion-ah-oc-ohp-nas-hcahk-uhc-h42-et-hnik/gnourt-iht/nv.gnodoal