Ngân hàng phát triển châu Á điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam xuống còn 3,8% và quay trở lại mức 6,5% trong năm tới. Do đại dịch đã làm gián đoạn nguồn lao động, giảm sản lượng công nghiệp và gây đứt gãy chuỗi giá trị nông nghiệp.
Theo ADB, thách thức chính vẫn là sự kéo dài của đại dịch. Tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc vào việc Chính phủ kịp thời tiêm chủng vaccine và cung cấp các mặt hàng thiết yếu, bao gồm cả hỗ trợ kinh tế cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Tuy nhiên, ADB vẫn lạc quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và dài hạn, được hỗ trợ bởi sự phục hồi của nhu cầu nội địa, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng hoạt động sang các thị trường xuất khẩu mới do các hiệp định thương mại mang lại và sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.
ADB dự báo GDP Việt Nam 2021 tăng trưởng 3,8%. Ảnh minh họa - Báo Đầu tư.
ADB lạc quan về triển vọng FDI tại Việt Nam trong trung và dài hạn
Cũng trong buổi họp báo trực tuyến sáng 22/9, nhiều câu hỏi đã dành cho đại diện ADB liên quan tới rủi ro dòng vốn FDI rút ra khỏi Việt Nam do áp lực từ đại dịch. Tuy nhiên, chuyên gia khẳng định, dù rủi ro dịch chuyển đơn hàng trong ngắn hạn là có, nhưng dịch chuyển dòng vốn đầu tư là không thể xảy ra tại thời điểm này.
Giám đốc ADB Việt Nam khẳng định, Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của dòng vốn FDI trong khu vực thời gian dài và điều này sẽ không thể thay đổi chỉ trong ngắn hạn.
"Các quốc gia khác trong khu vực cũng chịu tác động tương tự từ đại dịch và Việt Nam không phải trường hợp duy nhất. Trong khi đó, đợt dịch bùng phát thứ 4 mới tác động trong vài tháng và mang tính ngắn hạn. Còn sự dịch chuyển dòng vốn lại cần cân nhắc kỹ lưỡng trong trung và dài hạn", ông Andrew Jefries - Giám đốc ADB Việt Nam cho hay.
ADB lạc quan về triển vọng FDI tại Việt Nam trong trung và dài hạn. Ảnh minh họa - TTXVN.
ADB cũng đánh giá cao tiến độ vaccine của Việt Nam trong 1 tháng qua, tập trung tại các thành phố lớn và các khu công nghiệp phía Nam và nhấn mạnh đây là nhân tố then chốt để Việt Nam củng cố niềm tin của các nhà đầu tư ngoại.
Ông Jahanzeb Khan - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam cho hay: "Chúng tôi là dòng vốn ngoại, nhưng tự coi mình là một doanh nghiệp Việt. Chúng tôi cam kết tiếp tục đầu tư và phát triển tại đây. Dù có khó khăn trước mặt thật, nhưng không có chuyện dịch chuyển vốn đầu tư bởi đó không phải tầm nhìn dài hạn của chúng tôi.
Chính phủ Việt Nam đã cùng đối thoại với chúng tôi và tôi tin chúng ta sẽ tìm ra được phương án hài hòa nhất, vừa an toàn, vừa hạn chế tác động tới sản xuất".
VTV.vn - Theo ngân hàng Standard Chartered, khả năng kiểm soát dịch COVID-19 đóng vai trò quan trọng đối với triển vọng kinh tế của Việt Nam trong ngắn hạn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.89610624122901202-83-gnourt-gnat-1202-man-teiv-pdg-oab-ud-bda/et-hnik/nv.vtv