vĐồng tin tức tài chính 365

Ông chủ lạc quan của 'quả bom nợ' Trung Quốc

2021-09-22 18:35

Cuộc khủng hoảng của nhà phát triển bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc – Evergrande đã thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc hôm qua. Tương lai của công ty này đang đối mặt với tình thế bấp bênh khi sắp đến hạn chót phải thanh toán khoản vay trị giá 83 triệu USD vào thứ 5 (23/9). Ngoài vấn đề với khoản nợ hơn 300 tỷ USD, nhà phát triển bất động sản này cũng đang phải đối mặt với áp lực từ việc các dự án bị đình chỉ và tranh chấp với các nhà thầu.

Tổ chức đánh giá tín dụng quốc tế S&P Global gần đây đã dự đoán chính phủ Trung Quốc sẽ từ chối cứu "quả bom nợ" này. Fitch đánh giá việc vỡ nợ của Evergrande là có khả năng, còn Moody’s cho rằng doanh nghiệp này không còn tiền và thời gian. Một số tổ chức lo ngại số phận của tập đoàn này không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính Trung Quốc, mà xa hơn viễn cảnh vỡ nợ còn có thể tác động đến cả thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, nhà sáng lập, kiêm chủ tịch của Evergrande Hui Ka Yan mới đây đã thể hiện một thái độ lạc quan, khi viết trong lá thư gửi cho nhân viên rằng công ty sẽ "bước ra khỏi thời điểm đen tối nhất".

Theo Reuters, bức thư của ông Hui không đề cập đến kế hoạch và cách thức các nhà lãnh đạo sẽ đưa công ty thoát khỏi khoản nợ trị giá hơn 300 tỷ USD. Ngay lập tức, dư luận Trung Quốc đã chỉ trích tỷ phú này là "kẻ ảo tưởng" hay "kẻ lừa dối mọi người".

Financial Times nhận định Hui, người có tham vọng và mối quan hệ - thứ đã giúp làm nên một đế chế bất động sản với các dự án tại hơn 200 thành phố Trung Quốc, sẽ có vai trò rất quan trọng đối với tương lai của công ty.

Tỷ phú Hui Ka Yan tại một cuộc họp báo ở Hong Kong năm 2019. Ảnh: Bloomberg

Tỷ phú Hui Ka Yan tại một cuộc họp báo ở Hong Kong năm 2019. Ảnh: Bloomberg

Cũng giống như nhiều tỷ phú Trung Quốc khác, cuộc sống và khối tài sản cá nhân của Hui Ka Yan phản ánh quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc bắt đầu từ những năm 1980. Ông sinh năm 1958 tại một thị trấn nông thôn tại tỉnh Hà Nam, miền Tây Trung Quốc.

Ban đầu, ông đã làm một số công việc nặng nhọc. Hui từng phải lái máy kéo để đào phân trước khi làm việc hai năm trong một nhà máy xi măng. Hui từng kể có thầy bói nói rằng "ông sẽ tìm được một chiếc bát vàng trong tương lai".

Cuối những năm 1970, Hui nghỉ việc ở nhà máy xi măng và được nhận vào Học viện Gang thép Vũ Hán (nay được gọi là Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán). Sau khi tốt nghiệp và làm việc một thời gian tại Công ty Sắt thép Wuyang, ông đã sớm tìm ra đường hướng để thấy "cái bát vàng" đó khi thành lập tập đoàn Evergrande vào năm 1996.

Trong những năm tiếp theo, các dự án bất động sản của doanh nghiệp này mọc lên khắp Trung Quốc khi dân số đô thị và giá nhà đều tăng. Sự phát triển của ngành này đã giúp đô thị hóa các vùng rộng lớn của Trung Quốc và dẫn đến gần ba phần tư tài sản hộ gia đình hút vào nhà ở. Điều này đưa Evergrande trở thành trung tâm quyền lực trong một nền kinh tế dựa vào thị trường bất động sản để tăng trưởng. Brand Finance năm 2018 đánh giá Evergrande là doanh nghiệp bất động sản giá trị nhất thế giới.

Theo Cercius Group - công ty tư vấn có trụ sở tại Montreal (Canada), Hui được hưởng lợi từ mối quan hệ chặt chẽ với Zeng Qinghong, chính trị gia đã nghỉ hưu, từng là phó chủ tịch Trung Quốc những năm 2000. Đồng thời, Hui cũng hưởng lợi khá lớn từ hoạt động đi vay ồ ạt của công ty. Năm 2019, tỷ lệ đòn bẩy tài chính của Evergrande cao gấp đôi trung bình ngành, theo Bloomberg.

Evergrande niêm yết tại Hong Kong vào năm 2009, cổ phiếu của nó đã tăng 34% trong lần đầu giao dịch. Nhưng trên thị trường trái phiếu, tập đoàn này nhanh chóng trở thành ví dụ tiêu biểu cho các khoản nợ quá mức liên quan đến sự bùng nổ bất động sản của Trung Quốc. Hiện các nhà đầu tư nước ngoài bị nợ 7,4 tỷ USD tiền thanh toán trái phiếu từ Evergrande chỉ trong năm tới.

Với 71% cổ phần tại Evergrande, Hui đã chứng kiến khối tài sản của mình tăng vọt lên tới 45 tỷ USD vào năm 2017 và trở thành người giàu nhất Trung Quốc trên bảng xếp hạng của Forbes. Khi tài sản ngày càng lớn, tỷ phú này đã đầu tư vào một hãng sản xuất xe điện. Đồng thời, ở thời kỳ hoàng kim, ông cũng mạnh tay rót tiền vào CLB bóng đá Guangzhou Evergrande (Quảng Châu Hằng Đại) để liên tục chiêu mộ các ngôi sao từ châu Âu.

Dù vậy, từ lâu, nhiều người hoài nghi đã cho rằng Hui đang đốt quá nhiều tiền khi mở rộng sang nhiều mảng kinh doanh và lo ngại nếu kinh tế Trung Quốc đi xuống hoặc thị trường tín dụng bị thắt chặt, kế hoạch mở rộng dựa vào vay nợ của Hui sẽ phản tác dụng.

Và thực tế, theo thống kê của Forbes hiện tại, khối tài sản của ông chỉ còn khoảng 10 tỷ USD. Những rắc rối tài chính mới nhất của Evergrande đến vào thời kỳ mà sự giàu có tột độ, cũng như các tỷ phú không còn được Bắc Kinh ưu ái. Thay vào đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đang muốn thúc đẩy "sự thịnh vượng chung".

Thay đổi này cũng đi đôi với sự khiêm tốn hơn của những tỷ phú Jack Ma – người đã phải ở ẩn từ cuối năm ngoái sau khi Bắc Kinh hoãn đợt IPO dự kiến lớn nhất của Ant Group. Hồi tháng 8, các cơ quan quản lý hàng đầu Trung Quốc cũng công khai khiển trách Evergrande về sự cần thiết phải giải quyết các vấn đề nợ nần.

Anh Tú

Xem thêm: lmth.0720634-couq-gnurt-on-mob-auq-auc-nauq-cal-uhc-gno/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ông chủ lạc quan của 'quả bom nợ' Trung Quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools