Trong khi đó, đa số bạn bè tôi đều siêu âm và biết được con mình là trai hay gái. Vậy bác sĩ từ chối đề nghị của tôi là đúng hay sai? (Long Vân)
Luật sư tư vấn
Theo Khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh về dân số năm 2003, Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP (quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số), một trong những hành vi bị nghiêm cấm là "chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm ....".
Căn cứ vào các quy định trên, thì hành vi áp dụng các biện pháp, trong đó có siêu âm để chẩn đoán giới tính thai nhi bị coi là vi phạm pháp luật.
Cụ thể, khoản 2 Điều 98 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định hành vi bắt mạch hoặc siêu âm, hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác là hành vi vi phạm các quy định về chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi.
Chế tài xử lý đối với cá nhân vi phạm là phạt tiền 5-10 triệu, với tổ chức là 10-20 triệu đồng (khoản 5 Điều 4 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP). Ngoài ra, chủ thể thực hiện hành vi siêu âm để chẩn đoán giới tính thai nhi còn bị áp dụng hình thức xử lý bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn 1-3 tháng.
Như vậy, việc bác sĩ từ chối thực hiện yêu cầu của chị là hành vi phù hợp với quy định của pháp luật.
Luật sư Võ Đan Mạch
Công ty Luật TNHH MTV Ta Pha
Xem thêm: lmth.4168534-ihn-iaht-hnit-ioig-naod-nahc-iohc-ut-coud-oc-is-cab/ten.sserpxenv