Cùng với danh hiệu "Người đàn bà sữa tươi", nhiều người còn gọi bà Thái Hương, Nhà Sáng lập Tập đoàn TH là "người đàn bà đánh thức những đồng cỏ". Khởi dựng dự án sữa tươi sạch 1,2 tỷ USD tại mảnh đất nắng gió 12 năm trước, theo dấu chân công nghệ cao của tập đoàn do bà sáng lập, cỏ gọi nhau vươn dậy, những cao nguyên xanh của TH cứ rộng dài ra mãi. Và cùng với sự lan rộng của màu cỏ ngô trên bức tranh cảnh sắc miền Tây Nghệ An, đời sống người dân nơi đây cũng được cải thiện rõ rệt. TH đã tạo hàng ngàn công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân thông qua việc trồng ngô sinh khối bán cho trang trại.
Cánh đồng cỏ công nghệ cao lớn nhất thế giới
Cánh đồng cỏ mombasa có diện tích 2.230 héc-ta, do Tập đoàn TH tự trồng (hiện chỉ có ngô là liên kết thu mua của người dân). Đây là nguồn cung cấp quan trọng nhất và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng lượng thức ăn thô xanh cho bò sữa. Theo thông tin từ các công ty chuyên sản xuất giống cỏ mombasa, trên thế giới hiện không có nơi nào trồng tập trung loại cỏ này lên đến hàng ngàn héc-ta như ở miền Tây Nghệ An.
Trang trại của Tập đoàn TH được xác nhận kỷ lục:
● "Cụm Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô lớn nhất thế giới" do tổ chức Kỷ lục Thế giới chứng nhận.
● Cụm trang trại bò sữa ứng dụng công nghệ cao lớn nhất châu Á, xác lập kỷ lục năm 2015 và 2018.
Trong quá trình khảo sát và xác nhận Kỷ lục thế giới cho Cụm trang trại bò sữa TH trong năm 2020, Tổ chức Liên minh Kỷ lục thế giới (World Records Union – WorldKings) đã xét đến nhiều yếu tố, như: Hệ thống chuồng trại lớn và hiện đại hàng đầu thế giới; công nghệ cao và thiết bị hiện đại trong tất cả các khâu của quy trình khép kín… Trong hàng chục tiêu chí khắt khe, việc TH sở hữu những cánh đồng nguyên liệu lớn nhất thế giới có ý nghĩa quan trọng, bởi nó góp phần minh chứng cho tính chủ động và là mắt xích mở đầu cho chuỗi khép kín của quy trình sản xuất TH true MILK.
Cỏ mombasa được trồng quanh năm, 2,5-3 tháng thu hoạch một lần, một năm thu hoạch 5-6 vụ. Loại cây này đặc biệt thích hợp với khí hậu nóng ẩm của miền Trung Việt Nam, vào mùa hè thời tiết nóng bức, mưa nhiều, cỏ phát triển rất nhanh, có thể chỉ 1 tháng là đủ để thu hoạch.
Trong cơ cấu Tập đoàn TH có riêng một công ty nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt và phụ trách trồng, thu hoạch nguyên liệu. Công ty có tên Agitech này sở hữu các máy xúc, ủi, gieo hạt, bón phân, các máy thu hoạch đa năng với số lượng và độ hiện đại có thể tự tin đứng hàng đầu trong các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam.
Nguyễn Lê Thăng – Phó Tổng GĐ Agitech, "kiến trúc sư trưởng" của những cánh đồng cỏ Mombasa đã chia sẻ: "Năm 2016, trong 1 tháng, chúng tôi thu hoạch được lượng kỷ lục là 26.401 tấn thức ăn ủ chua. Đến giờ này, sản lượng của tháng 5 đã đạt được 27.568 tấn cỏ. Năm 2021, chúng tôi lại tạo ra kỷ lục mới là thu hoạch trong thời gian rất ngắn. Với trung bình mỗi xe tải chở 10 tấn cỏ, chỉ trong 20 ngày, chúng tôi có tổng số 2800 chuyến xe vận chuyển cỏ về cho "nhà bếp của bò". Nếu nối dài các xe lại với nhau thì tổng chiều dài sẽ khoảng 25km".
Nổi bật nhất là hệ thống tưới tự động dài khoảng 500m. Cánh tay tưới gồm nhiều đoạn nối với nhau bằng khớp nối, tùy bề rộng của khu vực cần tưới mà công nhân sẽ lắp ráp, thêm bớt các đoạn trục để tạo nên cánh tay với độ dài tương ứng. Hệ thống vi tính sẽ tính toán độ ẩm và phun nước. Thậm chí, nếu bánh xe gặp vật cản, cánh tay sẽ co lại, hoặc nâng lên và vòi phun từ cánh tay bên cạnh sẽ điều hướng nước về phía cánh tay bị liệt để tưới giúp.
Với độ dài gần nửa km, quay một vòng 360 độ, cánh tay khổng lồ như con rồng dưới chân Núi Tiên này sẽ tưới được cả triệu mét vuông, tương đương 100 héc-ta đồng ruộng mỗi lần, thay thế cho cả trăm người làm việc đổ mồ hôi trong cái nắng chang chang xứ Nghệ.
(Còn tiếp)
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Xem thêm: nhc.5791207152901202-1-yk-klim-eurt-ht-auc-aus-ob-iart-gnart-muc-o-hnirt-yuq-gnourt-uah/nv.zibefac