vĐồng tin tức tài chính 365

'Người tàng hình' đi ăn trộm

2021-09-26 17:40

Đỗ Nguyễn là thị trấn công nghiệp rộng 80 km2, thuộc thành phố Giang Môn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, nơi đặt gần 5.000 công ty, nhà máy gang sắt thép trong và ngoài nước. Năm 2015-2017, cả trăm doanh nghiệp bị mất trộm, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.

Cảnh sát cho rằng đều do một người gây ra, đặt biệt danh cho tên trộm là "người tàng hình". Kẻ này liên tục thay đổi thủ đoạn đột nhập từ trèo tường, khoét vách, cắt song cửa đến mở khóa, phá khóa. Mục tiêu luôn là két sắt trong phòng tài vụ của các nhà xưởng. Đặc biệt, tên trộm chỉ lấy tiền mặt, những thứ có giá trị khác như đồng hồ, trang sức đều bỏ lại.

Hiện trường các vụ đột nhập cho thấy tiền mặt bị lấy đi nhưng các đồ giá trị khác thì không. Ảnh: CCTV

Hiện trường các vụ đột nhập. Ảnh: CCTV

Tính cả vụ trộm ngày 24/4/2016, kẻ này đã gây ra tổng cộng gần 40 vụ trộm trong thị trấn, số tiền bị mất lên đến 2 triệu nhân dân tệ, hơn 300.000 USD. Dù hiện trường có vết cắt, vết cạy cửa, cạy két sắt, vết găng tay nhưng cảnh sát không tìm thấy vân tay, không có lông tóc, không có đầu lọc thuốc lá.

Toàn bộ camera xung quanh các nhà xưởng bị mất trộm đều không ghi lại được hình ảnh thủ phạm. Một số camera cũng bị kẻ này vô hiệu hóa bằng cách dùng gậy đẩy lệch góc quay hoặc ngắt nguồn điện. Dấu vết duy nhất để lại chỉ có vết giầy cỡ 41 hoàn toàn giống nhau tại một số hiện trường.

Dựa vào cỡ giày, cảnh sát xác định hắn cao 1m7-1m75. Nhưng không ai có thể khẳng định hắn có đi giầy đúng cỡ, vì vậy cảnh sát buộc phải lựa chọn phương án điều tra tốn thời gian công sức nhất.

Theo phán đoán, tên trộm này là kẻ lão luyện, rất có thể từng có tiền án tiền sự. Hắn thông thuộc địa hình, có thể là người sống hoặc làm việc tại thị trấn. Thời gian gây án thường là từ nửa đêm về sáng. Do đó, sáng hôm sau hắn khó có thể tỉnh táo bình thường.

Dân số của thị trấn khoảng 100.000 người, nhưng lại có tới 120.000 người lao động từ nơi khác đến. Cảnh sát rà soát toàn bộ những người cao dưới 1m75, có tiền án tiền sự liên quan trộm cắp, buổi sáng thường không đến nơi làm việc hoặc tỏ ra rất mệt mỏi. Sau một tháng, cảnh sát tìm được gần 200 người tình nghi nhưng cuối cùng đều lần lượt loại trừ vì có bằng chứng ngoại phạm.

Dấu giày của thủ phạm tại các hiện trường đều giống hệt nhau. Ảnh: CCTV

Dấu giày của thủ phạm tại các hiện trường đều giống hệt nhau. Ảnh: CCTV

Ngày 11/6/2016, "người tàng hình" tiếp tục gây án. Mục tiêu vẫn là một xưởng sản xuất đồ sắt nhưng lần này trên xà nhà xưởng có một chiếc camera giấu kín. Camera này ghi lại hình ảnh người đàn ông mặc áo rằn ri, đội mũ lưỡi trai, đeo khẩu trang, túi xách đi qua bên cạnh một chiếc ôtô đỗ bên ngoài. Đây là lần đầu tiên cảnh sát nhìn thấy "người tàng hình" sau gần hai năm điều tra.

Mặc dù hắn ngụy trang rất kỹ, cảnh sát vẫn có thể xác định được dáng người và dáng đi. Để xác định chiều cao chính xác, cảnh sát làm thí nghiệm cho từng người với chiều cao khác nhau đi qua cùng vị trí này, cuối cùng kết luận hắn cao 1m66-1m68. Nhưng đặc điểm của tên trộm vẫn không phù hợp với bất cứ nghi phạm nào.

Ban chuyên án buộc phải chuyển hướng, mở rộng phạm vi ra các địa phương lân cận. Thông tin cơ bản như hình ảnh, dấu giầy, thủ đoạn gây án của hắn được gửi đến cơ quan điều tra các địa phương trong toàn tỉnh.

Ban chuyên án bất ngờ phát hiện, "người tàng hình" không chỉ gây án ở Đỗ Nguyễn mà còn gây ra hàng chục vụ trộm cắp tương tự tại thành phố khác trong tỉnh, như Hạc Sơn và Phật Sơn. Trong suốt thời gian đó, hắn chỉ bị camera ghi hình 2 lần. Thời gian gây án đều là nửa đêm về sáng, quần áo giầy dép cũng hoàn toàn tương tự.

Ban chuyên án phát hiện quy luật cứ sau một loạt vụ trộm liên tiếp, hắn lại biến mất một thời gian. Khoảng cách giữa các đợt gây án có thể là vài tuần, cũng có thể 1-2 tháng.

Cảnh sát lập nhiều tổ cảnh sát mặc thường phục, tuần tra lưu động và mai phục quanh các nhà xưởng suốt 10 tháng, nhất là vào thời gian từ nửa đêm đến sáng.

Nhưng ngày 31/3/2017, một xưởng luyện thép lại bị phá két sắt lấy mất 140.000 tệ tiền mặt, đó có 6 cọc tiền mới vừa rút từ ngân hàng. Từ đây, cảnh sát xác định được số serie của toàn bộ số tiền, đề nghị tất cả ngân hàng phối hợp điều tra.

Hướng điều tra mới lập tức có đột phá, toàn bộ số tiền bị mất, bao gồm 60.000 nhân dân tệ này đã được một người nộp vào bốn tài khoản khác nhau bằng hình thức nộp tiền trực tiếp tại cây ATM. Bốn tài khoản này đứng tên 4 người, đều có quan hệ mật thiết với một người đàn ông tên là Lam Gia Phúc: một người là vợ cũ, một người là vợ hiện tại và hai người là anh em họ của Phúc.

Một trong các lần hiếm hoi người tàng hình Lam Gia Phúc bị camera ghi hình. Ảnh: CCTV

Một trong các lần hiếm hoi "người tàng hình" Lam Gia Phúc bị camera ghi hình. Ảnh: CCTV

Phúc là người Quảng Đông, không có tiền án tiền sự, mặc dù thu nhập không cao nhưng lại thường xuyên đi Macao đánh bạc, chỉ riêng trong năm 2016 Phúc đã đi Macao 82 lần.

Mặc dù hình ảnh do camera tại cây ATM ghi lại cho thấy người nộp tiền là Phúc, điều này cũng chỉ có thể khẳng định số tiền trong tay Phúc khi đó là tang vật của vụ án, mà không thể khẳng định Phúc trộm cắp. Đến lúc này cảnh sát vẫn không thu được vân tay hay ADN của Phúc tại hiện trường nên không đủ căn cứ để buộc tội. Ban chuyên án quyết định phải bắt quả tang tại trận.

Ngày 15/6/2017, tổ theo dõi phát hiện Phúc bắt xe ôm đến dưới cầu chui đường sắt, sau đó vào bụi lau sậy bên đường sắt thay bộ đồ gây án, đi bộ dọc theo đường tàu về phía thị trấn Đỗ Nguyễn. Trên đường từ đây tới Đỗ Nguyễn có một đường hầm tàu hỏa, cảnh sát lập tức cho người chốt chặn đầu bên kia hầm, chờ hắn vào hầm liền lập tức đuổi theo

Sau hai năm rưỡi điều tra, cuối cùng "người tàng hình" đã bị bắt cùng toàn bộ công cụ gây án, trên người hắn vẫn mặc chiếc áo rằn ri, đi đôi giầy quen thuộc. Phúc thừa nhận đã gây ra hơn một trăm vụ, toàn bộ số tiền tang vật đều được chuyển vào bốn tài khoản ngân hàng đứng tên người quen để sang Macao đánh bạc.

Khang Diệp (Theo CCTV)

Xem thêm: lmth.1851634-mort-na-id-hnih-gnat-iougn/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“'Người tàng hình' đi ăn trộm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools