Do ảnh hưởng của dịch bệnh, thời gian qua ngành thủy sản đã gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên, hiện nay tại các tỉnh khu vực miền Trung, khi dịch bệnh được khống chế, các hoạt động của ngành thủy sản đã sôi động trở lại.
Trong lúc dịch bệnh bùng phát, riêng 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã có khoảng 35.000 tấn hải sản phải đưa vào kho đông lạnh không thể tiêu thụ.
Do vậy, ngay sau khi dịch bệnh được khống chế, chính quyền địa phương cũng đã thành lập các tổ hỗ trợ doanh nghiệp, kết nối tiêu thụ sản phẩm lên các sàn giao dịch thương mại điện tử, thị trường trong nước cũng được đẩy mạnh tiêu thụ. Nhờ vậy, lượng hải sản lưu kho đã giảm hơn nửa.
Ngành thủy sản có triển vọng ở những tháng cuối năm. (Ảnh: Dân trí)
Theo Tổng cục Thủy sản, do ảnh hưởng dịch bệnh nên xuất khẩu thủy sản tháng 8/2021 giảm mạnh tới 36% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, đà tăng trưởng của 7 tháng đầu năm vẫn giúp lũy kế tổng sản lượng tăng 1,4% so với cùng kỳ, đạt 5,7 triệu tấn.
Từ nay. đến cuối năm ngành thủy sản vẫn còn nhiều cơ hội tăng trưởng để đạt mục tiêu kim ngạch 8,8 tỷ USD, nếu duy trì được chất lượng ổn định.
Từ đầu năm sau Trung Quốc sẽ áp dụng chính sách mới, yêu cầu hàng hóa của Việt Nam phải có đầy đủ nhãn mác, chất lượng và nguồn gốc xuất xứ.
Do vậy, các doanh nghiệp trong nước cần phải có sự chuẩn bị theo yêu cầu, để tránh những rủi ro và thiệt hại. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương cũng đang xây dựng các kịch bản để đáp ứng những yêu cầu mới.
VTV.vn - 7 tháng đầu năm nay, sản lượng tôm xuất khẩu ước đạt 240.000 tấn, với giá trị gần 2,2 tỷ USD, tăng gần 16% cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.48234755172901202-man-iouc-gnaht-gnuhn-auc-gnor-nav-nas-yuht/et-hnik/nv.vtv