Mùa đông năm nay, thế giới sẽ phải đương đầu với tình trạng thiếu hụt một thứ vô hình, thế nhưng lại vô cùng quan trọng và nguồn cung của loại tài nguyên đó đang vô cùng thiếu.
Nhiều quốc gia hiện đang phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên hơn bao giờ hết để có nguồn nhiên liệu sưởi ấm nhà cửa cũng như nhiều ngành nghề cần đến nó để ngừng sử dụng than đá và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch.
Tuy nhiên, hiện tại đang không có đủ khí đốt để để đáp ứng cho nhu cầu thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 cũng như nguồn cung hiện đã suy giảm đáng kể. Nhiều nước như Nga đang theo đuổi những chính sách cố gắng bù đắp nguồn cung và hạn chế bớt việc xuất khẩu khí đốt. Tình trạng thiếu nguồn cung khí đốt sẽ trở nên tệ hại hơn khi nhiệt độ giảm đi.
Cuộc khủng hoảng tại châu Âu báo trước cho nhiều rắc rối mà phần còn lại của thế giới phải đương đầu. Chính phủ nhiều nước đã cảnh báo về các đợt cắt điện, nhiều nhà máy buộc phải đóng cửa.
Nguồn dự trữ tại nhiều khu vực của châu Âu hiện đang ở mức thấp lịch sử trong nhiều năm. Nguồn khí đốt từ Nga và Nauy hạn chế. Thời tiết ổn định, nguồn cung năng lượng từ các tuabin gió của châu Âu giảm đi, các nhà máy điện hạt nhân tại châu Âu trong khi đó bị loại bỏ, chính vì vậy khí đốt càng trở nên cần thiết hơn nữa.
Chính vì vậy, không ngạc nhiên khi mà giá khí đốt tại châu Âu đã tăng giá gấp 500% trong năm qua và hiện đang ở mức cao kỷ lục trong nhiều năm.
Việc giá khí đốt tăng đã buộc một số nhà sản xuất phân bón tại châu Âu phải giảm sản lượng, trong tương lai sẽ có thêm nhiều nhà máy phải đưa ra quyết định tương tự. Điều này sẽ khiến cho chi phí đầu vào sản xuất nông nghiệp tăng và khiến cho lạm phát giá thực phẩm toàn cầu tăng lên. Tại Anh, giá năng lượng cao đã khiến cho một số nhà cung cấp phá sản.
Thông thường, một mùa đông lạnh bình thường ở Bắc Bán cầu cũng đủ để đẩy giá khí đốt tăng cao hơn trên khắp thế giới. Tại Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề trong đó có ngành gốm, thủy tinh và xi măng có thể phản ứng bằng cách tăng giá bán sản phẩm, vì vậy các hộ gia đình tại Brazil sẽ gặp khó khi mà chi phí điện ngày một tăng lên. Nhiều nền kinh tế không thể gánh chịu được tác động từ những đợt tăng giá nhiên liệu ví như Pakistan hay Bangladesh sẽ gặp khó.
Nhiều quản lý doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách hẳn đang cầu nguyện thời tiết không quá rét bởi hiện đã quá muộn để tăng nguồn cung. Khả năng chi phí năng lượng tăng cao, chuỗi cung ứng mắc kẹt và giá thực phẩm cao nhất trong nhiều thập kỷ sẽ khiến nhiều ngân hàng trung ương phải hoài nghi về việc liệu lạm phát có thực sự chỉ mang tính chuyển giao như họ mong muốn. Các nhà kinh doanh sẽ xem xét kỹ lưỡng diễn biến thời tiết từ nay cho đến tháng 12/2021.
Tại châu Á, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu khí đốt hiện đang phải chấp nhận chi ra mức giá kỷ lục để mua được khí đốt, nhiều doanh nghiệp đã phải mua nhiên liệu bẩn ví như than đá và dầu đốt nóng trong trường hợp họ không thể mua gom đủ. Điều này chắc chắn gây tổn hại đến nỗ lực của các chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu xanh.
Trung Quốc, nước mua khí đốt nhiều nhất thế giới, cho đến nay chưa trữ đủ nguồn cung dù rằng nhập khẩu hiện đã gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của hải quan Trung Quốc. Chính quyền một số tỉnh đang phải điều chỉnh các mục tiêu năng lượng và ô nhiễm. Cuộc khủng hoảng năng lượng có thể khiến cho ảnh hưởng từ việc đóng cửa trở nên tồi tệ hơn nếu giới chức tiếp tục các biện pháp cứng rắn hiện nay.
TRUNG MẾN
Bizlive