vĐồng tin tức tài chính 365

Giáo viên dạy trực tuyến: Vất vả gấp chục lần dạy trực tiếp!

2021-09-27 18:52

Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên nhiều tỉnh/thành trong cả nước trong đó có TP.HCM phải thực hiện dạy học online.

Sau một thời gian triển khai, dù còn khó khăn nhưng việc học dần đi vào nề nếp. Giáo viên dần thích ứng với hình thức này và tìm mọi cách chuyển tải kiến thức đến học sinh một cách hiệu quả nhất.

Giáo viên dạy trực tuyến: Vất vả gấp chục lần dạy trực tiếp! - ảnh 1
Thạc sĩ Lê Trung Thu Hằng, giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1 trong một tiết dạy trực tuyến. Ảnh: NVCC

“Mất 2 tuần tìm hiểu phần mềm dạy học”

Có mặt tại một giờ học trực tuyến của học sinh lớp 8A9, trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, quận 1, PV ghi nhận không khí lớp học sôi nổi ngay từ những phút đầu tiên.

Để học sinh hứng thú với tiết học, mở đầu, cô Võ Thị Kim Hiệp cho cả lớp chơi trò chơi “nhổ cà rốt” để kiểm tra bài cũ. Việc kiểm tra bài không diễn ra theo hình thức quen thuộc cô hỏi, học sinh trả lời. Giáo viên đã thiết kế trò chơi gồm bác nông dân, chú thỏ cùng với điệu nhạc khá hóm hỉnh. Chú thỏ muốn được ăn cà rốt, phải trả lời đúng các câu hỏi. Và nhiệm vụ này sẽ thuộc về các bạn học sinh. Những câu hỏi như Việt Nam nằm ở khu vực nào của châu Á, quốc gia nào có diện tích lớn nhất châu Á, dãy núi nào cao nhất châu Á… lần lượt hiện ra. Học sinh nhanh chóng điền đáp án trên các ô "chat". Cứ mỗi câu trả lời đúng, chú thỏ lại được nhổ một củ cà rốt.

Sau khi kiểm tra bài cũ, giờ học chuyển sang bài mới với chủ đề Khí hậu châu Á. Xuyên suốt tiết học, dưới sự điều khiển của giáo viên, học sinh tương tác khá tốt. Để giới thiệu bài học, cô Kim Hiệp đã sử dụng nhiều hình ảnh, clip cũng như bản đồ để gợi mở, đặt vấn đề cho học sinh tìm hiểu. Sau đó, chính cô sẽ đưa ra kết luận. Dù học trực tuyến nhưng lớp học sôi nổi. Học sinh không có thời gian làm việc riêng, các em đều hăng say học tập.

Chia sẻ về vấn đề này, cô Kim Hiệp cho biết để có một tiết học online diễn ra hiệu quả như trên, cô mất rất nhiều thời gian trong việc thiết kế bài cũng như vận dụng các phần mềm sao cho hợp lý.

“Trong bài, tôi có sử dụng phần mềm classpoint. Đó là phần mềm tích hợp powerpoint với những ô trò chơi tương tác. Phần mềm này có phiên bản miễn phí nhưng hạn chế người dùng cũng như số câu hỏi. Vì thế, sau khi tìm hiểu, tôi đã đầu tư để mua bản quyền. Phần mềm trên rất tiện lợi khi giảng dạy, không chỉ kích thích học sinh, nó còn giúp lưu lại dữ liệu của học trò trong quá trình học”.

“Tuy nhiên, để tìm hiểu và sử dụng thành thạo phần mềm thì không phải đơn giản. Tôi phải mày mò, mất hai tuần nghiên cứu các phần mềm dạy học. Cuối cùng, tôi lựa chọn Classpoint vì thấy phù hợp. Suốt 2 tuần trước khi vào năm học, hai mẹ con phải tập dợt, thử nghiệm xem phần mềm có trục trặc gì còn xử lý. Bên cạnh đó, tôi còn phải đầu tư cho bài giảng bằng những dữ liệu, hình ảnh, bản đồ, biểu đồ, link video với thông tin mới có liên quan đến thực tế. Có như vậy, học sinh mới thích thú”, cô Hiệp nói thêm.

Đối với giáo viên trẻ, việc dạy trực tuyến không dễ dàng thì với giáo viên đứng tuổi, đây càng là vấn đề nan giải.

“Dạy xong 5 tiết trực tuyến, tôi bị khàn giọng vì phải nói quá nhiều. Hơn nữa, đã ngoài 50 tuổi nên việc chuẩn bị tiết dạy online khiến tôi rất vất vả và mất nhiều công sức. Tôi phải tìm hiểu phần mềm và các công cụ để phục vụ cho tiết học. Trong khi công nghệ thông tin không phải là thế mạnh của tôi. Tuy nhiên, vì đam mê với nghề, lại được đồng nghiệp trẻ hỗ trợ nên tôi cố gắng mày mò. Thời gian đầu còn khó khăn, hiện nay mọi việc đã dần ổn định”, giáo viên tại một trường THCS ở quận 8 nói.

Cũng theo giáo viên này, bên cạnh thiết kế bài giảng trực tuyến, do trường còn có nhiều em không thể ra lớp vì điều kiện gia đình nên giáo viên phải soạn bài riêng cho các em này. Những bài giảng phải thật cô đọng, cụ thể, dễ hiểu để các em vẫn có thể nắm kiến thức dù không được giáo viên dạy.

Liên quan đến vấn đề này, Thạc sĩ Lê Trung Thu Hằng, giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1 chia sẻ, để chuẩn bị bài giảng khi dạy trực tuyến đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức. Như vậy, mới có một bài giảng hay, thú vị cho học sinh thông qua các ứng dụng dạy học bằng công nghệ thông tin.

Dạy trực tuyến với các bộ môn có nhiều công thức và bài tập như Toán, Lý, Hóa… đòi hỏi giáo viên phải trang bị các thiết bị hỗ trợ viết bảng như bảng vẽ điện tử… để cho học sinh dễ hiểu bài hơn.

Xây dựng kho tài nguyên học liệu online

Theo thầy Phạm Lê Thanh, giáo viên một trường THPT tại quận 7, việc dạy online quan trọng nhất là bước xây dựng kho dữ liệu học liệu để phát huy năng lực tự học và tự tìm tòi, khám phá của học sinh.

Để làm được điều này, giáo viên phải chuẩn bị bài giảng một cách chu đáo. Từ công đoạn dựng video tóm tắt nội dung trọng tâm bài học để học sinh xem trước và sau khi học đến phiếu câu hỏi định hướng để học sinh nghiên cứu dữ liệu và khai thác kiến thức. Bên cạnh đó còn phiếu học tập online để các em hoạt động nhóm và bài tập củng cố kiến thức sau mỗi bài học.

Giáo viên dạy trực tuyến: Vất vả gấp chục lần dạy trực tiếp! - ảnh 2
Thầy Phạm Lê Thanh, giáo viên một trường THPT tại quận 7 trong 1 tiết day trực tuyến. Ảnh: NVCC

“Các công đoạn đều phải đúng quy trình do tổ bộ môn họp và thông qua thì việc dạy học online mới có chất lượng như mong muốn. Đặc biệt để tinh gọn và giảm áp lực cho học sinh, thầy cô thiết kế nội dung bài học không nên đặt nặng quá kiến thức, chủ yếu soạn giảng ở mức cung cấp kiến thức nền tảng bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng”.

“Tuy việc chuẩn bị kho học liệu có phần vất vả nếu làm cá nhân nhưng với sự góp sức của tất cả thành viên trong tổ bộ môn thì việc xây dựng kho học liệu trở nên dễ dàng hơn. Thầy cô có thể dùng để giảng dạy chung cho cùng một khối lớp sẽ giảm bớt gánh nặng”, thầy Thanh nói thêm.

Ở góc độ khác, cô Thu Hằng cho rằng, trong dạy học trực tuyến nếu giáo viên không tạo được bài giảng hay và hấp dẫn sẽ khiến học sinh không hứng thú và làm việc riêng trong giờ học.

Theo cô Hằng, để tạo một bài giảng chất lượng, đòi hỏi giáo viên phải luôn cập nhật những kiến thức mới gắn với thực tiễn để đưa vào nội dung bài học như những video ngắn, phim hoạt hình, gameshow ngắn... Bên cạnh đó cần ứng dụng những phần mềm mới cho dạy học online khiến học sinh tò mò, hấp dẫn trong quá trình học.

Mặt khác giáo viên nên tạo không khí học tập thoải mái, tránh gây áp lực cho học sinh. Giáo viên cần thường xuyên đặt những câu hỏi gợi mở cho học sinh trả lời và khuyến khích cộng điểm cho các em tích cực tham gia.

Đồng quan điểm, thầy Võ Kim Bảo, giáo viên trường THCS Nguyễn Du, quận 1 cho rằng giáo viên không chỉ thiết kế bài học một cách sinh động mà cần phải biết dùng nhiều thủ thuật để học sinh yêu thích bài học như chơi Kahoot, chơi quizizz…

Trên 95% học sinh tham gia học trực tuyến

Ngành GD&ĐT TP.HCM đã triển khai năm học mới từ ngày 6-9 với bậc trung học và từ ngày 20-9 với bậc tiểu học sau thời gian làm quen, bắt nhịp.

Theo thống kê, tỷ lệ học sinh tham gia học trực tuyến ở các bậc học tiểu học, THCS, THPT lần lượt là 95,43%; 97,12%; 99,07%.

Với chương trình lớp 1,2,6, Sở đã phối hợp với Đài truyền hình TP thực hiện ghi hình, hỗ trợ thêm kho học liệu cho giáo viên, đồng thời đầu tư xây dựng kho học liệu mới để phù hợp với chương trình GDPT 2018. Ở các khối lớp khác, giáo viên tiếp tục sử dụng kho học liệu đã được ngành giáo dục TP xây dựng từ các năm học trước.(Sở GD&ĐT TP.HCM)

 

1 tuần học online: Tạm ổn, không áp lực
1 tuần học online: Tạm ổn, không áp lực
(PLO)- Dù vẫn còn khó khăn như thiếu thiết bị, đường truyền chập chờn, phần mềm dạy học trục trặc, tuy nhiên cô trò đã dần quen với việc học trực tuyến.

Xem thêm: lmth.5897101-peit-curt-yad-nal-cuhc-pag-av-tav-neyut-curt-yad-neiv-oaig/cud-oaig/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Giáo viên dạy trực tuyến: Vất vả gấp chục lần dạy trực tiếp!”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools