Máy bay Vietnam Airlines hoạt động tại Tân Sơn Nhất - Ảnh: C.TRUNG
Ngày 28-9, Vietnam Ailines phát thông cáo báo chí cho biết bổ sung thành công gần 8.000 tỉ đồng tăng vốn, Vietnam Airlines “thoát” âm vốn chủ sở hữu.
Cụ thể, đợt phát hành đã chào bán 800 triệu cổ phiếu từ ngày 5-8 đến 14-9 và kết thúc với 796,1 triệu cổ phiếu được phân phối cho 27.627 cổ đông, tương ứng 99,51% tổng số cổ phiếu chào bán, với số tiền thu được là hơn 7.961 tỉ đồng.
Sau khi hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu này, vốn điều lệ của Vietnam Airlines tăng lên 22.143 tỉ đồng, tương đương gần 1 tỉ USD.
Các cổ đông lớn nhất của Vietnam Airlines với tỉ lệ sở hữu tương ứng là Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (55,20%), Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (31,14%) và Tập đoàn ANA (5,62%).
"Với kết quả đợt phát hành cổ phiếu này, Vietnam Airlines đã được bổ sung đáng kể nguồn vốn và dòng tiền, các chỉ số tài chính được cải thiện đảm bảo đáp ứng các điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán HoSE.
Việc cổ phiếu niêm yết trên sàn sẽ bảo vệ giá trị vốn đầu tư của các cổ đông, tiếp tục huy động các nguồn vốn trong tương lai" - thông cáo Vietnam Airlines nêu.
Mới đây, trước tình hình sức khỏe doanh nghiệp lâm vào tình trạng "nguy hiểm", Vietnam Airlines (mã chứng khoán HVN) kiến nghị đến Chính phủ xem xét doanh nghiệp là trường hợp đặc biệt, được duy trì niêm yết cổ phiếu trên HoSE trong giai đoạn ngắn có thể bị âm vốn chủ sở hữu.
Nhiều chuyên gia kinh tế đã lên tiếng bày tỏ lo ngại nếu Vietnam Airlines được đặc cách thì sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh thị trường chứng khoán Việt Nam trong mắt nhà đầu tư trong nước và thế giới, bởi tính chuẩn mực, ổn định và tuân thủ luật lệ không được đảm bảo.
Tình hình dịch bệnh kéo dài, hoạt động kinh doanh khó khăn khiến Vietnam Airlines rơi vào trạng thái khó khăn, kéo theo hệ lụy tất yếu là thâm hụt dòng tiền và suy giảm vốn chủ sở hữu.
Với số tiền thu được từ đợt phát hành cổ phiếu, đại diện hãng cho biết Vietnam Airlines bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và bù đắp thâm hụt dòng tiền, hỗ trợ thanh khoản, qua đó giúp cải thiện năng lực tài chính vốn đang chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh.
TTO - Nhiều ý kiến trái chiều trước thông tin Vietnam Airlines xin đặc cách không hủy niêm yết trên HoSE, dù âm vốn chủ sở hữu. Một câu hỏi được nhiều người đặt ra là nếu hãng này được đặc cách thì có tạo tiền lệ xấu trên sàn chứng khoán.
Xem thêm: mth.17502141182901202-oan-hcac-gnab-uuh-os-uhc-nov-ma-taoht-senilria-manteiv/nv.ertiout