vĐồng tin tức tài chính 365

VCCI góp ý việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán

2021-09-28 16:52

Phản hồi đề nghị của Bộ Tư pháp về việc góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, quy định hành vi vi phạm chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ mà dự thảo đã bổ sung thêm một số nội dung là chưa thực sự rõ ràng và có thể gây khó khăn, nhầm lẫn trong quá trình tra cứu, thực thi. 

Chẳng hạn, hành vi không chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa, hành vi sử dụng số tiền khi chưa được xác nhận kết quả chào bán với hành vi phát hành chứng khoán tại Nghị định 156/2020/NĐ-CP, cũng như đã được sửa đổi theo dự thảo đều không rõ có áp dụng cho việc phát hành trái phiếu hay không? Trong khi một số trường hợp phát hành trái phiếu riêng lẻ lại có yêu cầu nghĩa vụ này.

Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung một điều riêng đối với hành vi vi phạm quy định về chào bán trái phiếu riêng lẻ hoặc sửa đổi quy định này tại Nghị định 156/2020/NĐ-CP để làm rõ nội dung nào áp dụng với phát hành chứng khoán riêng lẻ, nội dung nào áp dụng với trái phiếu riêng lẻ và trong từng trường hợp cụ thể nào?

Tài chính - Ngân hàng - VCCI góp ý việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán

Ảnh minh họa: TTXVN

Quy định với hành vi vi phạm chào bán trái phiếu riêng lẻ, dự thảo cũng quy định xử phạt với hành vi thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã được phát hành, trừ trường hợp được pháp luật quy định. Tuy nhiên, quy định này dường như chưa thống nhất với các quy định khác như Nghị định 153/2020/NĐ-CP về "chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế" lại không có quy định cấm hoặc hạn chế doanh nghiệp thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu.

Về mặt logic, có thể hiểu rằng doanh nghiệp được thực hiện việc này. Trong khi thực tế, các tổ chức phát hành vẫn có quyền thương lượng với trái chủ để thay đổi các điều kiện, điều khoản theo các nội dung đã được thống nhất trước tại bản công bố thông tin liên quan. Việc quy định như tại dự thảo sẽ khiến việc thay đổi điều kiện trở thành vi phạm pháp luật chỉ vì không có quy định tường minh về vấn đề này. Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bỏ quy định này trong dự thảo.

Liên quan tới hành vi vi phạm quản trị công ty đại chúng, dự thảo quy định việc xử phạt với hành vi vi phạm quy định về quản trị công ty đại chúng. Song, theo VCCI, một số điểm trong dự thảo cần phải được xem xét. Theo đó, việc xử phạt Chủ tịch Hội đồng quản trị nếu không đảm bảo số lượng cuộc họp Hội đồng quản trị theo quy định dường như chưa thống nhất do các quy định liên quan về trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán... Những văn bản quy phạm pháp luật ấy đều không có quy định về nội dung này.

Tài chính - Ngân hàng - VCCI góp ý việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán (Hình 2).

Ảnh minh họa: VTV. 

Do vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát loại bỏ. Hay như việc xử phạt Chủ tịch Hội đồng quản trị nếu không báo cáo Đại hội đồng cổ đông. Quy định này cũng chưa thống nhất với Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. Theo đó, trách nhiệm báo cáo là của Hội đồng quản trị tức là trách nhiệm tập thể, chứ không phải trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch Hội đồng quản trị. Vì thế, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo sửa lại quy định này.

Riêng đối với quy định với hành vi vi phạm với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài, dự thảo quy định việc xử phạt với hành vi không tách biệt về trụ sở với các tổ chức khác. Như vậy, dường như không phù hợp và can thiệp quá mức vào hoạt động quản trị nội bộ và quyền tự quyết của công ty quản lý quỹ. Mặt khác, Điều 75 Luật Chứng khoán cũng chỉ yêu cầu doanh nghiệp phải có trụ sở làm việc bảo đảm hoạt động kinh doanh mà không yêu cầu như dự thảo. Từ đây, VCCI cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc bỏ nội dung này.

Những dự báo về thị trường chứng khoán cuối năm 2021, đầu năm 2022
 
Hầu hết các chuyên gia và Công ty chứng khoán đều nhận định tích cực về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam trong nửa cuối năm 2021 và 2022. Với nhà đầu tư, dài hạn mới là quan trọng và Việt Nam vẫn là điểm sáng trong khu vực, khi mọi thứ ổn trở lại.
 
Sau những cú điều chỉnh mạnh vào tháng 7 khi đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát trở lại, VN-Index đã hồi phục trong tháng 8, với thanh khoản được cải thiện đáng kể, nhiều phiên đạt trên 20.000 tỉ đồng.
 
Nhiều chuyên gia nhận định, thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng mạnh từ tháng 3.2020 (đáy của chỉ số) lên đến hơn 1.400 điểm (tháng 6.2021) nên sự điều chỉnh chắc chắn xảy ra, bởi thị trường không thể đi lên thẳng mãi. Thị trường chứng khoán điều chỉnh khi dịch bệnh bùng phát nên cuối năm sẽ tốt hơn.
 
Ông Lã Giang Trung - Tổng Giám đốc Passion Investment - trong quá trình tăng trưởng, các nhịp điều chỉnh là không thể tránh khỏi: “Theo thống kê, nhịp điều chỉnh bình quân là 17%/nhịp, thời gian bình quân là 6 tháng. Như thị trường Mỹ là điều chỉnh 14% từ đỉnh. Với Việt Nam từ 3.2020 đến nay có 4 nhịp điều chỉnh, gồm tháng 6 - 7.2020, 1.2021 và 7.2021, khá tương đồng với các con số trong quá khứ. Với kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi, kỳ vọng khống chế  Covid-19 sớm, thị trường chứng khoán ở giai đoạn đầu tăng trưởng thì còn đi lên, thống kê cho thấy, sau nhịp điều chỉnh thì thị trường có thể lên 30-40%”.
 
Trong báo cáo chiến lược đầu tư 6 tháng cuối năm 2021 vừa công bố mới đây, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) duy trì quan điểm tích cực về triển vọng tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong trung hạn. VN-Index được dự báo đạt mức 1.450 điểm vào cuối năm 2021 và 1.600 điểm cuối năm 2022, đều được điều chỉnh nâng lên so với dự báo trước đó.
 
Trong nửa cuối năm, VCSC kỳ vọng dòng tiền sẽ luân chuyển vào các cổ phiếu tốt chưa bứt phá.
 
Nhận định về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam 6 tháng cuối năm 2021 và năm 2022, Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư SSI (SSI Research) cho rằng dù Việt Nam vẫn phải đối diện rủi ro tương tự với các quốc gia trên thế giới trước những diễn biến khó lường của Covid-19 nhưng thị trường chứng khoán vẫn có triển vọng tích cực trong dài hạn: “Năm 2022, chúng tôi cho rằng Việt Nam vẫn nằm trong số các thị trường có giá trị hấp dẫn trong khu vực với PE 2022 là 13,7x theo phạm vi nghiên cứu của SSI Research”.
 
Theo SSI Research, trong dài hạn, động lực tăng trưởng chính của thị trường chứng khoán đến từ 3 yếu tố: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ bình thường trở lại trong năm 2022. Thứ hai, tốc độ tiêm vaccine được đẩy nhanh sẽ giúp cầu tiêu dùng nội địa hồi phục. Thứ ba, chính sách tiền tệ - tài khóa sẽ tiếp tục duy trì hỗ trợ trong năm 2022.
 
SSI Research nhận định, khác với các quốc gia trên thế giới, đối với Việt Nam rủi ro lạm phát chưa đáng lo ngại trong cả năm 2021, tạo không gian cho chính sách tiền tệ có thể tiếp tục duy trì nới lỏng.
 
Bên cạnh đó, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, rủi ro về diễn biến của dịch bệnh Covid-19 nếu không được kiểm soát tốt có thể tác động phần nào tới hoạt động xuất nhập khẩu cũng như giải ngân đầu tư công do các quy tắc hạn chế đi lại và đảm bảo an toàn phòng chống dịch, điều này có thể ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng chung.
 
Theo Chứng khoán Agribank (Agriseco), 3 “đầu kéo” tăng trưởng là xuất khẩu, tiêu dùng và đầu tư công đều chưa đạt kỳ vọng trong nửa đầu năm 2021.
 
Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2021, Việt Nam nhập siêu 1,47 tỉ USD. Việc cải thiện tình hình được Agriseco dự báo là khó khăn do nhu cầu tiêu dùng quốc tế phụ thuộc vào diễn biến dịch COVID-19 và chính sách tiền tệ.
 
Tiêu dùng vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và lây lan ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Trong bối cảnh hiện nay, đầu tư công là đầu kéo khả thi nhất bởi Việt Nam có thể chủ động được trong việc thúc đẩy giải ngân, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
 
Nghiên cứu của Agriseco chỉ ra rằng đầu tư công mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, có tính dẫn dắt và lan toả trên nhiều nhóm ngành. Agriseco dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, ước tính giai đoạn 2021 - 2025 nếu giải ngân đầu tư công tăng thêm 1% thì GDP tăng thêm 0,058%. Cũng trong dự báo giai đoạn 2021 - 2025, giải ngân 1 đồng vốn đầu tư công kéo theo 1,61 đồng vốn đầu tư khối ngoài Nhà nước, cao hơn giai đoạn trước là 1,42 đồng.
 

Hương Anh

Tổng hợp từ Báo Tin tức/Báo Lao động

Xem thêm: lmth.049825a-naohk-gnuhc-cuv-hnil-gnort-mahp-iv-yl-ux-ceiv-y-pog-iccv/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“VCCI góp ý việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools