vĐồng tin tức tài chính 365

Cuộc khủng hoảng thiếu điện của Trung Quốc diễn ra như thế nào?

2021-09-28 18:35

Ngành công nghiệp sản xuất khổng lồ của Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng ngày một rõ nét của việc thiếu điện. Từ các nhà máy luyện nhôm đến các nhà sản xuất hàng dệt may và chế biến đậu tương, tất cả đang được lệnh hạn chế hoạt động. Trong một số trường hợp, họ phải đóng cửa hoàn toàn.

Yunnan Aluminium, nhà sản xuất kim loại trị giá 9 tỷ USD được sử dụng trong mọi thứ từ ôtô đến lon nước ngọt, đã cắt giảm sản lượng do áp lực từ Bắc Kinh. Cú sốc cũng đang được cảm nhận trong ngành thực phẩm. Các nhà máy nghiền đậu nành, nơi chế biến chúng thành dầu ăn và thức ăn gia súc, đã bị yêu cầu đóng cửa trong tuần này ở thành phố Thiên Tân.

Nhiều doanh nghiệp, trong đó có nhà cung cấp của Apple, Tesla tại khu vực đông bắc đã phải dừng hoạt động. Các nhà cung cấp của Apple còn đang lo đứt gãy chuỗi cung ứng khi chuẩn bị bước vào mùa sản xuất cao điểm một số mặt hàng như mẫu iPhone mới nhất.

Tại Giang Tô, một tỉnh gần Thượng Hải với nền kinh tế lớn gần bằng Canada, các nhà máy thép đã đóng cửa và một số thành phố tắt đèn đường. Ở Chiết Giang, khoảng 160 công ty sử dụng nhiều năng lượng bao gồm cả các công ty dệt may đã phải đóng cửa. Trong khi ở Liêu Ninh, 14 thành phố đã ra lệnh cắt điện khẩn cấp mà nguyên nhân một phần là do giá than tăng cao.

[Các đường dây điện ở Đông Hoản, Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: NYT

Các đường dây điện ở Đông Hoản, Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: NYT

Bloomberg cho hay, gần một nửa địa phương của Trung Quốc đã vượt các mục tiêu tiêu thụ năng lượng do trung ương đặt ra và đang chịu áp lực hạn chế sử dụng điện. Những nơi ảnh hưởng lớn nhất là Giang Tô, Chiết Giang và Quảng Đông - bộ ba tỉnh công nghiệp, chiếm gần một phần ba nền kinh tế Trung Quốc.

Cuộc khủng hoảng năng lượng của Trung Quốc một phần do nước này tự tạo ra, khi Chủ tịch Tập Cận Bình muốn có một bầu trời trong xanh tại Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh vào tháng 2/2022. Đó sẽ là minh chứng với cộng đồng quốc tế thấy rằng, ông nghiêm túc trong việc khử cacbon hóa nền kinh tế.

Trong những đợt tăng nhu cầu điện vào mùa đông trước đây ở Trung Quốc, nhiều người đã chuyển sang sử dụng máy phát điện chạy dầu diesel. Nhưng năm nay, do mục tiêu giảm phát thải, chính phủ đã hạn chế hơn nữa việc gia tăng sản lượng ngành điện để đáp ứng nhu cầu, theo Zeng Hao, Chuyên gia trưởng của công ty tư vấn Shanxi Jinzheng Energy.

Theo mục tiêu đề ra của Trung Quốc, việc sử dụng điện phải tăng với tốc độ thấp hơn GDP. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm nay, sử dụng điện tăng 16,2%, trong khi GDP tăng 12,7%. Đáng lưu ý, GDP dự kiến sẽ tiếp tục chậm lại trong nửa cuối năm còn nhu cầu điện vào mùa đông thì xu hướng cao hơn.

"Phần lớn là cú sốc nguồn cung do nước này tự tạo ra. Hiện tại, rõ ràng là Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh mức tăng trưởng cao hơn trong năm nay để đổi lấy cải cách cơ cấu trong một số lĩnh vực", Larry Hu, Trưởng bộ phận kinh tế Trung Quốc tại Macquarie Group, đánh giá.

Tuy nhiên, cơ quan kế hoạch kinh tế của Quảng Đông đã phủ nhận trong một tuyên bố đầu tuần về việc mất điện là do đáp ứng các mục tiêu năng lượng. Họ nói rằng thời tiết nóng và công suất phát điện hạn chế đã dẫn đến tình trạng trên.

Ở nhiều vùng khác của Trung Quốc, vấn đề lớn hơn là giá than tăng cao. Giá than nhiệt giao sau tại Trung Quốc đã tăng 29% trong sáu tháng qua, lên 780 nhân dân tệ, tương đương 120,80 USD một tấn vào ngày 19/9, theo Bộ Thương mại nước này. Giá than liên tục lập kỷ lục do lo ngại về an toàn mỏ và ô nhiễm khiến nguồn cung trong nước hạn chế.

Nhiệt điện than chiếm khoảng 60% lượng điện tiêu thụ của Trung Quốc vào năm ngoái, nhưng do giá vẫn ở mức cao nên nhu cầu sản xuất điện của các nhà máy điện đã giảm dần. Nước này còn đang duy trì cấm vận các lô hàng từ Australia. Ở nước ngoài, giá khí đốt tự nhiên từ châu Âu đến châu Á cũng đã tăng lên mức cao theo mùa, do thiếu hụt nguồn cung.

Một nhà máy nhiệt điện than ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Zuma Press

Một nhà máy nhiệt điện than ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Zuma Press

Giá than tăng do nhu cầu cao. Nhưng do chính phủ giữ giá điện ở mức thấp, đặc biệt là ở các khu dân cư, việc sử dụng của các hộ gia đình đã tăng lên bất chấp. Quảng Đông đã kêu gọi người dân tận dụng ánh sáng tự nhiên và hạn chế sử dụng máy lạnh sau khi cắt điện ở một số nhà máy.

Trong khi đó, giá bán điện thấp nhưng giá than leo thang khiến các nhà máy nhiệt điện đối mặt với tình trạng càng đốt nhiều than càng mất tiền. Một số nhà máy đã đóng cửa để bảo trì trong những tuần gần đây, nói rằng điều này là cần thiết vì lý do an toàn.

Lin Boqiang, Chủ nhiệm Viện Nghiên cứu Chính sách Năng lượng Trung Quốc tại Đại học Hạ Môn, cho biết nhiều nhà máy khác chọn cách hoạt động dưới công suất tối đa và rất thận trọng trong việc tăng cường phát điện vì không muốn mất nhiều tiền hơn.

Không rõ cuộc khủng hoảng điện sẽ kéo dài bao lâu. Các chuyên gia ở Trung Quốc dự đoán rằng các quan chức sẽ bù đắp thiếu hụt bằng cách chuyển bớt công suất cung cấp cho các ngành công nghiệp nặng sử dụng nhiều năng lượng như thép, xi măng và nhôm cho những lĩnh vực khác. Họ cho rằng điều đó có thể khắc phục được vấn đề.

State Grid, nhà phân phối điện do chính phủ điều hành, cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai (27/9) rằng, họ sẽ đảm bảo cung cấp điện đáp ứng nhu cầu căn bản cho người dân cũng như phát triển và an toàn của nền kinh tế.

Phiên An (tổng hợp)

Xem thêm: lmth.4613634-oan-eht-uhn-ar-neid-couq-gnurt-auc-neid-ueiht-gnaoh-gnuhk-couc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cuộc khủng hoảng thiếu điện của Trung Quốc diễn ra như thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools