Cụ thể, giá xăng được trợ giá đã tăng từ 51 Cent lên 67 Cent /lít, trong khi giá dầu diesel tăng từ 35 Cent lên 46 Cent/ lít.
Nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á này đã thông qua gói trợ cấp năng lượng năm 2022 lên tới 34 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với ngân sách ban đầu, do giá dầu mỏ tăng trên toàn thế giới và đồng rupiah mất giá.
Theo Bộ trưởng Tài chính Indonesia, nếu không tăng giá, ngân sách trợ cấp cho năng lượng sẽ tăng lên tới 46 tỷ USD.
Trước đó, việc mạnh tay trợ giá năng lượng đã giữ cho lạm phát của Indonesia ở mức thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và toàn cầu, cho phép ngân hàng trung ương trì hoãn việc tăng lãi suất cho đến tháng trước. Tỷ lệ lạm phát của Indonesia vào tháng 8/2022 là 4,69%.
Tuy nhiên, giá nhiên liệu là một vấn đề nhạy cảm chính trị ở Indonesia và việc tăng giá sẽ ảnh hưởng lớn đến người dân và các doanh nghiệp nhỏ.
Lần tăng giá nhiên liệu gần đây nhất là vào năm 2014, vài tháng sau khi ông Jokowi nhậm chức, nhằm giảm bớt áp lực tài chính đã làm bùng lên các cuộc biểu tình trên cả nước.
Các cuộc biểu tình nhỏ phản đối tăng giá nhiên liệu đã nổ ra trong vài ngày qua ở một số thành phố của Indonesia. Ở thủ đô Jakarta, xe hơi xếp hàng dài ở một số cây xăng sau thông báo tăng giá.
Chính quyền Indonesia đã phân bổ thêm tổng cộng 24,17 nghìn tỷ Rupiah để triển khai các đợt phát tiền mặt giúp người nghèo đối phó với tác động của chính sách mới.
Tuy nhiên, Đảng Lao động đối lập dự kiến tổ chức một cuộc biểu tình với sự tham gia của hàng nghìn công nhân vào đầu tuần sau nhằm kêu gọi quốc hội gây áp lực với chính phủ để hủy bỏ việc tăng giá.
VTV.vn - Indonesia đã hủy bỏ thuế xuất khẩu đối với tất cả các sản phẩm dầu cọ đến ngày 31/8.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.5512158040902202-ueil-neihn-aig-gnat-aisenodni/et-hnik/nv.vtv