Mỏ dầu Alexander Zhagrin do Tập đoàn dầu khí Gazprom điều hành ở khu tự trị Khanty-Mansi, Nga - Ảnh: REUTERS
Wall Street Journal đánh giá sự phản đối của Nga cho thấy cuộc tranh luận trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và các đồng minh do Matxcơva đứng đầu, được gọi chung là OPEC+, đang nóng lên.
Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là tại châu Âu, đang chuẩn bị cho một cuộc tranh cãi về giá dầu với Nga cho mùa đông sắp tới. Giá dầu thô đã tăng lên trên 100 USD/thùng kể từ sau "chiến dịch quân sự đặc biệt" của Nga tại Ukraine.
Saudi Arabia, nhà xuất khẩu lớn nhất của OPEC+, gần đây đưa ra ý tưởng rằng liên minh có thể xem xét giảm sản lượng. Các thành viên OPEC như Cộng hòa Congo, Sudan và Guinea Xích Đạo tỏ ra cởi mở với ý tưởng này, vì họ cho biết đã bơm hết sức có thể giúp giá dầu giảm xuống trong những tuần gần đây.
Theo nguồn tin của Wall Street Journal, dù việc OPEC+ cắt giảm sản lượng thường làm tăng giá, Nga lo ngại rằng điều đó sẽ báo hiệu cho những người mua dầu rằng cung đang vượt cầu trên toàn thế giới. Tâm lý này được cho là sẽ làm giảm sức mạnh đàm phán của Matxcơva trước các quốc gia vẫn đang mua dầu của họ nhưng với mức chiết khấu lớn.
Nguồn tin trên cũng cho hay, tuy hưởng lợi từ giá dầu cao, Matxcơva lo ngại hơn về việc duy trì ảnh hưởng trong các cuộc đàm phán với các nước châu Á. Một số nước như Ấn Độ và Trung Quốc đã tăng mua dầu thô của Nga sau khi châu Âu và Mỹ bắt đầu né tránh nguồn cung năng lượng của Nga.
Tuần trước, G7 (nhóm 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới) đã đưa ra kế hoạch cấm bảo hiểm và tài trợ cho các chuyến hàng dầu và các sản phẩm dầu mỏ của Nga, trừ khi chúng được bán dưới mức giá trần đã định. Nga đã đe dọa ngừng cung cấp cho các nước tham gia vào kế hoạch giới hạn giá.
TTO - Ngày 4-9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố quốc gia của ông sẽ chi thêm 65 tỉ euro (khoảng 64,7 tỉ USD) để bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp khỏi lạm phát tăng vọt.
Xem thêm: mth.39503801240902202-uad-gnoul-nas-maig-oh-gnu-gnohk-agn-lanruoj-teerts-llaw/nv.ertiout