vĐồng tin tức tài chính 365

Hạn hán - mầm mống đói kém và hủy diệt - Kỳ 4: Đồng khô cháy, bão đen và dân di cư

2022-09-08 10:34
Hạn hán - mầm mống đói kém và hủy diệt - Kỳ 4: Đồng khô cháy, bão đen và dân di cư - Ảnh 1.

Người di cư làm việc trên cánh đồng California năm 1937 - Ảnh: Dorothea Lange

Những người di cư đến được California thường bị phân biệt đối xử, làm việc quần quật ngoài đồng với đồng lương rẻ rúng.

Kênh truyền hình HISTORY

 Đại hạn kéo dài nhiều năm tàn phá hàng triệu hecta đất nông nghiệp ở Mỹ trong những năm 1930 đúng thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu. 

Cơn bão đen (Dust Bowl) bùng lên là nguyên nhân gây ra làn sóng di cư lớn nhất lịch sử nước Mỹ. Sự kiện này còn được gọi là "cuộc di cư cơn bão đen".

Khi đồng cỏ biến thành đất canh tác

Đại hạn xảy ra vào năm 1930 ở vùng Trung Tây và phía nam vùng Great Plains (miền trung nước Mỹ và miền tây Canada). Sau đó, các cơn bão bụi đen lớn xuất hiện hoành hành giết chết dân chúng, gia súc và cây trồng. Đến năm 1934, ước tính khoảng 14,1 triệu hecta đất canh tác trước đây đã trở nên vô dụng và hơn 50 triệu hecta mất đi lớp đất mặt.

Ngày 11-5-1934, một cơn bão bụi lớn cao đến 3,2km di chuyển 3.200km đến bờ Đông nước Mỹ bao trùm cả tượng Nữ thần Tự do và tòa nhà Quốc hội. Trận bão bụi tồi tệ nhất xảy ra vào ngày 14-4-1935. 

Một bức tường cát và bụi đổ ập xuống khu vực cực tây bắc của bang Oklahoma. Ước tính hôm đó có khoảng 3 triệu tấn đất mặt bị thổi bay khỏi vùng Great Plains. Hãng tin AP đã đặt ra thuật ngữ "cơn bão đen" để tường thuật sự kiện này. Phải đến cuối năm 1939, mưa thường xuyên hơn mới kết thúc những ngày tháng đen tối sống trong cơn bão đen.

Kênh truyền hình History (Mỹ) giải thích nguồn gốc dẫn đến cơn bão đen là do sau nhiều năm mưa nhiều, nông dân đã thâm canh đất đến mức không cần lập hệ thống tưới tiêu. Trong những năm 1910 và 1920, giá lúa mì và nhu cầu lúa mì từ châu Âu gia tăng thúc đẩy nông dân Mỹ chuyển đổi hàng triệu hecta đồng cỏ bản địa để trồng lúa mì, bắp và nhiều loại cây trồng khác.

Khi Mỹ bước vào thời kỳ đại suy thoái, giá lúa mì giảm mạnh. Trong cơn tuyệt vọng, nông dân càng khai khẩn nhiều đồng cỏ hơn với hy vọng lấy công làm lời. Khi hạn hán bắt đầu vào năm 1930, mùa màng thất bát phơi bày bề mặt đất nông nghiệp trần trụi. Đất đai không còn cỏ thảo nguyên cắm rễ sâu giữ chân nên bị xói mòn dẫn đến các cơn bão bụi lớn.

Cơn bão đen kéo dài khoảng một thập niên nhưng tác động kinh tế kéo dài lâu hơn nhiều. Dân số các hạt bị ảnh hưởng sụt giảm nặng nề vì người người bỏ quê cha đất tổ lên đường di cư. Tình hình này kéo dài đến tận thập niên 1950. Giá trị nông nghiệp của đất đai cũng không thể phục hồi.

GS lịch sử James N. Gregory tại Đại học Washington và là tác giả cuốn sách Di cư Mỹ: cuộc di cư cơn bão đen và văn hóa dân di cư ở California ghi nhận hạn hán nghiêm trọng đã từng xảy ra trên diện rộng giữa những năm 1930. 

Ông giải thích: "Các cộng đồng nông dân trong khu vực lớn hơn cũng bị ảnh hưởng do giá bông giảm. Tất cả điều này đã góp phần vào cái được gọi là cuộc di cư cơn bão đen".

Nguồn tư liệu của Đại học bang California ghi nhận con số người di cư chính xác vẫn còn là đề tài tranh cãi nhưng ước tính có tới 400.000 người di cư đi về miền tây đến bang California trong những năm 1930. Tính chung có khoảng 2,5 triệu người đã rời khỏi các bang xảy ra cơn bão đen (Texas, New Mexico, Colorado, Nebraska, Kansas, Oklahoma...).

Hạn hán - mầm mống đói kém và hủy diệt - Kỳ 4: Đồng khô cháy, bão đen và dân di cư - Ảnh 3.

Cơn bão đen ập đến vùng Great Plains ngày 11-5-1934 - Ảnh: History

Thân phận bèo bọt của dân di cư

Kênh History (Mỹ) dẫn lời ông Byrd Monford Morgan nhớ lại: "Cha tôi mua một chiếc xe tải để chở những gì có thể mang theo. Ngoài đồ đạc chở theo còn có 15 người đi trên xe tải". Trên đường đi, gia đình ông cắm trại nghỉ bên vệ đường cao tốc. 

Khi gia đình đến California, họ dừng lại tại các trang trại và hỏi han có cần nhân công hay không. Cuối cùng gia đình ông trở thành nhân công hái đủ thứ từ cà chua cho tới nho miễn có đồng ra đồng vào là được.

Nhiều người di cư như gia đình Morgan chen chúc trên các xe tải và xe cũ nát chất đầy tài sản rời khỏi vùng đất bị hạn. Khi số người di cư ngày càng tăng, cảnh sát bắt đầu làm khó. Cảnh sát yêu cầu người di cư ở biên giới bang biến đi với lý do ở đây không có việc làm. 

Báo Los Angeles Times đã kể một trường hợp cảnh sát chặn xe một bà mẹ có sáu đứa con tại trạm kiểm soát và đòi trả 3 USD để có bằng lái xe ở California. Bà mẹ nói chỉ còn 3,4 USD dằn túi nhưng cần số tiền này để mua thức ăn cho gia đình. Cuối cùng cảnh sát phải cho đi.

Những người di cư đến được California thường bị phân biệt đối xử và phải làm việc quần quật ngoài đồng với đồng lương rẻ rúng. Họ sống trong cảnh nghèo đói cùng cực và tuyệt vọng mà văn hào John Steinbeck đã mô tả trong tiểu thuyết Chùm nho uất hận năm 1939. 

Họ phải di chuyển liên tục từ cánh đồng này sang cánh đồng khác để tìm việc làm, sống trong các khu nhà trọ tuềnh toàng của chủ trang trại hoặc các khu lều trại ở ngoại ô trước khi chính phủ liên bang dựng trại di cư cho họ vào ở.

Tuy chào đời ở Mỹ nhưng họ vẫn bị nhiều người ở California coi là những kẻ không mời mà tới giành việc làm của cư dân cố cựu vốn khó kiếm trong thời đại suy thoái. Những người khác coi họ là kẻ ăn bám vào tiền cứu trợ của chính phủ. 

Một số dân địa phương đồn rằng họ mang đến mầm bệnh và tội phạm, vì vậy đòi ngăn chặn họ vào nội thành hoặc trả về nguyên quán. Năm 1936, dân California lo sợ dịch bệnh đã phóng hỏa đốt một khu ổ chuột bên bờ sông là nơi sinh sống của 1.500 người di cư.

Trong cuốn sách Tìm miếng ăn trong bụi: Hạn hán và suy thoái trong những năm 1930, nhà sử học Michael L. Cooper tường thuật người dân California chế nhạo dân di cư là "người sống rừng rú", "kẻ trộm trái cây" và dùng nhiều biệt danh miệt thị khác nhưng cái tên thường dùng nhất là "okie" (dân di cư nghèo khổ).

Trớ trêu thay, Chiến tranh thế giới thứ hai là cơ hội thúc đẩy dân di cư đổi đời. Nhiều gia đình đã rời cánh đồng làm thuê đến Los Angeles hoặc vịnh San Francisco để làm việc trong các nhà máy đóng tàu và nhà máy chế tạo máy bay. 

Đến năm 1950, chỉ còn khoảng 25% dân di cư cơn bão đen ngày nào còn làm việc trên đồng. Khi người di cư cũ sống khấm khá hơn, họ đã hòa nhập vào tầng lớp dân California cố cựu.

Những đám mây bụi cuồn cuộn che phủ ánh sáng mặt trời. Bầu trời tối sầm lại, đôi khi kéo dài nhiều ngày. Nhiều nơi lớp bụi dày như tuyết, người dân phải dọn dẹp bằng xẻng.

Bụi len lỏi qua các khe nhà cửa đã bịt kín, phủ một lớp dày trên thực phẩm, quần áo, vật dụng nội thất. Một số người mắc bệnh "viêm phổi bụi", thường cảm thấy đau ngực và khó thở. Không rõ chính xác có bao nhiêu người tử vong vì căn bệnh này.

--------------------

Nhiều nước trên thế giới đã đầu tư cho các chương trình gieo mưa nhân tạo nhằm giải quyết hậu quả của hạn hán kéo dài. Các nhà khoa học nói gì về giải pháp thay trời làm mưa này?

Kỳ tới: Thay trời làm mưa?

Hạn hán - mầm mống đói kém và hủy diệt - Kỳ 3: Trận đại hạn chết người khủng khiếp ở Trung QuốcHạn hán - mầm mống đói kém và hủy diệt - Kỳ 3: Trận đại hạn chết người khủng khiếp ở Trung Quốc

TTO - Trung Quốc đã chống chọi với nhiều đợt hạn hán nghiêm trọng trong lịch sử nhưng có lẽ hiếm đợt nào khắc nghiệt bằng đợt hạn hán năm 1928-1930.

Xem thêm: mth.13645339080902202-uc-id-nad-av-ned-oab-yahc-ohk-gnod-4-yk-teid-yuh-av-mek-iod-gnom-mam-nah-nah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hạn hán - mầm mống đói kém và hủy diệt - Kỳ 4: Đồng khô cháy, bão đen và dân di cư”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools