vĐồng tin tức tài chính 365

Thu hút khách quốc tế bằng chiến lược truyền thông quốc gia

2022-09-09 04:10

Đây là đề xuất của ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, tại chương trình Gặp gỡ các tổng biên tập các cơ quan báo chí trung ương và TP HCM diễn ra chiều 8-9 ở TP HCM. Sự kiện do Tổng cục Du lịch và Sở Du lịch TP HCM tổ chức. Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ Hội chợ du lịch quốc tế TP HCM (ITE HCMC 2022), đang diễn ra từ ngày 8 đến 10-9 ở TP HCM.

Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP HCM, cho biết chương trình Gặp gỡ các tổng biên tập có thể coi là chương trình được tổ chức lần đầu tiên giữa lãnh đạo UBND TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo TP HCM và lãnh đạo các cơ quan báo chí trung ương và TP HCM về công tác truyền thông du lịch.

Để thúc đẩy ngành du lịch TP HCM và cả nước phát triển mạnh mẽ hơn, đặc biệt trong thu hút khách quốc tế, ông Tô Đình Tuân góp ý cần sớm xây dựng chiến lược truyền thông mang tầm quốc gia, với sự tham gia của các cơ quan báo chí trung ương và TP HCM và nghiên cứu sự phối hợp, xã hội hóa để truyền thông có sự đầu tư mạnh mẽ, dài hơi và đem lại hiệu quả cao hơn cho du lịch.

Thu hút khách quốc tế bằng chiến lược truyền thông quốc gia - Ảnh 1.

Ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, phát biểu tại chương trình gặp gỡ

"Sau dịch, thói quen du lịch của du khách thay đổi. Và các nước đã chuẩn bị chiến dịch rầm rộ thu hút khách quốc tế trở lại. Các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore… đều làm những chiến dịch quảng bá truyền thông rất tốt. Ngành du lịch cần tăng cường truyền thông quốc tế để thu hút khách quốc tế, cần chiến lược ở cấp TP HCM và quốc gia" - ông Tô Đình Tuân đề xuất.

Ông Trần Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo TP HCM, cũng đề xuất Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần nhấn mạnh vai trò của xúc tiến, quảng bá và truyền thông trong các giải pháp phát triển du lịch. Theo ông Trần Trọng Dũng, với du lịch, vai trò của truyền thông rất quan trọng, tác động trực tiếp và gián tiếp từ quảng bá sản phẩm đến khách du lịch…

Ông Nguyễn Ngọc Toàn, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên, nhận định một trong những nút thắt lớn nhất của ngành du lịch hiện nay theo phản ánh của các doanh nghiệp chính là visa (thị thực). Đồng thời, đề xuất cần xây dựng được chiến lược truyền thông tầm quốc gia cho du lịch trong công tác xúc tiến, quảng bá, thu hút khách trong thời gian tới.

Thu hút khách quốc tế bằng chiến lược truyền thông quốc gia - Ảnh 2.

Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ ITE HCMC 2022

Để du lịch Việt Nam hồi phục, ông Lê Thế Chữ, Tổng Biên tập Báo Tuổi Trẻ, cũng nhận định cần xác định điểm nghẽn của du lịch Việt Nam là câu chuyện visa. Du khách quốc tế gặp khó trong việc xin visa, còn những quốc gia được miễn thì thời gian có hiệu lực 15 ngày cũng là ngắn nên kiến nghị mở rộng quốc gia được áp dụng chính sách miễn visa.

Ghi nhận ý kiến góp ý, đề xuất của các nhà báo, bà Phan Thị Thắng nhận xét ngành du lịch TP HCM cũng nhìn nhận vào thực trạng công tác quảng bá xúc tiến thời gian qua là vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Hiện TP HCM chưa có chiến lược tiếp thị điểm đến, các hoạt động quảng bá, xúc tiến chưa dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường để xác định thị trường khách trọng điểm. Lãnh đạo TP HCM sẽ ghi nhận các góp ý trong quá trình xây dựng chiến lược truyền thông, các sản phẩm du lịch xứng tầm cho thành phố.

Đối với thị trường trong nước, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động Tô Đình Tuân góp ý cần tăng cường sự kết nối du lịch TP HCM, Hà Nội và các tỉnh, thành trên cả nước cũng như có sơ kết, đánh giá hiệu quả và nâng bước phối hợp lên tầm cao mới. Ngoài ra, cần đẩy mạnh du lịch về nguồn, du lịch biển đảo, biên cương, hướng về chủ quyền biển đảo, đất nước vì lịch sử, văn hóa của một dân tộc là rất cần thiết.

Xem thêm: mth.24760849180902202-aig-couq-gnoht-neyurt-coul-neihc-gnab-et-couq-hcahk-tuh-uht/et-hnik/nv.moc.dln

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thu hút khách quốc tế bằng chiến lược truyền thông quốc gia”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools