Chủ tịch INTA Bernd Lange (giữa) và Thủ tướng Phạm Minh Chính trong cuộc gặp chiều 9-9 tại Hà Nội - Ảnh: Báo điện tử Chính phủ
"Tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều quốc gia phê chuẩn EVIPA trong tương lai gần. Có hai lý do, đầu tiên là sau COVID-19, các tiến trình đang được khởi động lại.
Thứ hai, trong bối cảnh thế giới như hiện nay, các nước EU cũng đều muốn tìm kiếm những đối tác đáng tin cậy và ổn định. Tôi tin quá trình phê chuẩn sẽ tăng tốc", Chủ tịch INTA Bernd Lange trả lời Tuổi Trẻ Online trong cuộc họp báo hẹp tối 9-9.
Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam với 27 nước thành viên EU. Năm 2018, hiệp định này được tách thành hai phần là EVFTA và EVIPA.
Trong khi EVFTA đã có hiệu lực từ năm 2020, EVIPA vẫn đang chờ vì nhiều quốc gia thành viên EU chưa phê chuẩn dù Nghị viện EU trước đó đã thông qua hiệp định này.
Hiệp định EVIPA sẽ thay thế 21 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương hiện hành giữa Việt Nam và các nước thành viên EU. Hiệp định có 4 chương, 92 điều và 13 phụ lục.
Theo ông Bernd Lange, quá trình các nước chậm phê chuẩn một hiệp định dẫn tới việc chậm có hiệu lực không phải chỉ riêng với Việt Nam.
Ông dẫn ra ví dụ như Hàn Quốc phải mất 5 năm mới hoàn tất quá trình phê chuẩn FTA với EU. Hiệp định thương mại và kinh tế toàn diện EU - Canada (một nước nằm trong nhóm G7) hiện cũng chỉ mới được 16/27 nước EU phê chuẩn.
"Tôi không nghĩ vấn đề nằm ở Việt Nam. Quá trình phê chuẩn liên quan đến các cuộc thảo luận trong nội bộ từng nước", chủ tịch INTA giải thích thêm với Tuổi Trẻ Online và cho biết quá trình thảo luận đôi khi rất phức tạp, tốn thời gian.
Trả lời câu hỏi khác của báo chí, ông Bernd Lange đánh giá thương mại Việt Nam - EU đang phát triển tốt sau hai năm EVFTA có hiệu lực. Trong quá trình triển khai đôi lúc có một số vướng mắc nhưng hai bên đã tìm được cách xử lý.
"Các doanh nghiệp Hamburg đã nhìn thấy được sự tăng trưởng trong quan hệ thương mại của thành phố với Việt Nam sau khi EVFTA có hiệu lực. Rất nhiều doanh nghiệp Hamburg đang quan tâm tới việc làm ăn, đầu tư vào Việt Nam", ông Bernd Lange chia sẻ.
Trong hai ngày 8 và 9-9, Chủ tịch INTA Bernd Lange đã có một loạt cuộc gặp với lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ và một số bộ của Việt Nam.
Tại những cuộc gặp này, phía Việt Nam đã nêu vấn đề, trong đó có việc đề nghị các nước EU sớm hoàn tất phê chuẩn EVIPA và hỗ trợ Việt Nam sớm được gỡ thẻ vàng IUU trong xuất khẩu thủy sản.
TTO - Do giá năng lượng tăng cao, nhiều nước EU, Nhật Bản, Hàn Quốc... tăng nhập khẩu viên nén, dăm gỗ để làm chất đốt nên giá viên nén, dăm gỗ đã tăng 150 - 200%.
Xem thêm: mth.93863812290902202-cot-gnat-es-man-teiv-iov-apive-nauhc-ehp-hnirt-auq-ue-is-ihgn/nv.ertiout