vĐồng tin tức tài chính 365

Mỹ thúc đẩy IPEF ở Đông Nam Á

2022-09-12 11:47
Mỹ thúc đẩy IPEF ở Đông Nam Á - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ thăm và làm việc tại Quảng Trị về công tác khắc phục hậu quả bom mìn - Ảnh: TTXVN

Chuyến đi này cũng được thực hiện song song với các nỗ lực tiếp diễn của Mỹ trong việc thảo luận về sáng kiến hợp tác Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF). Tuần qua cũng là thời điểm diễn ra cuộc họp cấp bộ trưởng giữa Mỹ và 13 nước châu Á về IPEF ở Los Angeles (California, Mỹ).

Bàn xuất khẩu ở Singapore

Nhìn chung, trong chuyến đi Đông Nam Á lần này, bà Jenkins đặt mục tiêu mở rộng hợp tác về an ninh y tế toàn cầu, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, giải trừ vũ khí, kiểm soát xuất khẩu... và thực thi các chương trình về phụ nữ, hòa bình và an ninh.

Các nội dung này đều được phía Mỹ triển khai đồng bộ với đường hướng trong những cam kết của Washington với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Thăm Philippines từ ngày 5 đến 7-9, Thứ trưởng Jenkins đã có cuộc gặp các quan chức cấp cao Philippines nhằm thảo luận về hợp tác năng lượng hạt nhân, chiến lược quản lý thương mại cũng như an ninh y tế.

Trong khi đó, trả lời câu hỏi của báo giới Việt Nam tại cuộc phỏng vấn ở Hà Nội sáng 10-9, Thứ trưởng Jenkins cho biết trọng tâm của chương trình nghị sự trong chuyến thăm Singapore từ ngày 11 đến 14-9 là vấn đề thương mại và kiểm soát xuất khẩu.

Thương mại đang là chủ đề nóng hổi trong bối cảnh Mỹ và thế giới nói chung chịu ảnh hưởng bởi lạm phát và giá cả tăng cao. Giới phân tích khẳng định châu Á sẽ không thể "vô sự" nếu nền kinh tế Mỹ suy thoái, nhưng Singapore và Thái Lan là hai quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng tệ hơn so với phần còn lại của khu vực.

Cụ thể, ông Chua Hak Bin - nhà phân tích cấp cao của Ngân hàng Maybank - khẳng định nếu Mỹ suy thoái, Singapore sẽ "dễ tổn thương hơn" các nước trong khu vực vì đảo quốc sư tử "rất lệ thuộc" xuất khẩu cũng như quy mô nhỏ và độ mở nền kinh tế lớn.

Tương tự, kinh tế trưởng Selena Ling của Ngân hàng OCBC nói với kênh CNBC: "Trước mắt, tôi nghi rằng các nền kinh tế càng mở và càng lệ thuộc xuất khẩu ở châu Á như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc và có thể là Thái Lan sẽ là những nơi dễ ảnh hưởng nhất".

Mỹ thúc đẩy IPEF ở Đông Nam Á - Ảnh 2.

Đại sứ Bonnie Denise Jenkins - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Phát triển quan hệ với Việt Nam

Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ tại cuộc phỏng vấn sáng 10-9 ở Hà Nội, Thứ trưởng Jenkins cho biết một trong những mục tiêu chính trong chuyến thăm Việt Nam của bà lần này là tìm phương án tiếp tục phát triển quan hệ song phương.

Trong chuyến đi này, bà Jenkins dành ba ngày ở Việt Nam, nơi bà gặp gỡ các quan chức Việt Nam để thảo luận về an ninh biên giới và hàng không, y tế toàn cầu, xây dựng năng lực gìn giữ hòa bình, vấn đề phụ nữ tham gia công tác gìn giữ hòa bình...

Trước đó, bà đã có chuyến thăm và làm việc ở tỉnh Quảng Trị về khắc phục hậu quả chiến tranh. Quảng Trị là một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sau chiến tranh, và đến nay Mỹ vẫn tiếp tục hỗ trợ tỉnh trong công tác tháo gỡ bom mìn.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Quảng Trị, bà Jenkins cùng đoàn công tác đã đến thăm hiện trường xử lý bom mìn tại xã Triệu Sơn; thăm văn phòng Tổ chức Peace Trees Vietnam (Cây hòa bình Việt Nam - một tổ chức phi chính phủ của Mỹ), làm việc tại Trung tâm Hành động bom mìn tỉnh Quảng Trị và gặp gỡ các phụ nữ Việt Nam tham gia rà phá bom mìn...

Thứ trưởng Jenkins bày tỏ mong muốn sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa với địa phương Quảng Trị trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn trong tương lai.

"Chúng tôi đã xem Việt Nam là đối tác quan trọng và luôn tìm cách làm việc sâu sát cùng Việt Nam. Chuyến đi của tôi lần này nhằm gặp gỡ các quan chức Việt Nam để xác định cách thức phát triển tiếp nối những gì ta đang có...

Tuy nhiên, một nội dung lớn nữa trong chuyến đi chính là yếu tố con người. Quan trọng là tôi đã có dịp gặp gỡ các nhóm làm việc, những người trẻ, phụ nữ... tại Việt Nam", Thứ trưởng Jenkins nhấn mạnh khi trả lời báo chí Việt Nam hôm 10-9.

Nỗ lực đối thoại với Trung Quốc

Về vấn đề an ninh và kiểm soát vũ khí, Thứ trưởng Jenkins nhấn mạnh hai mối quan tâm chính của Mỹ là tình hình Ukraine và việc gia tăng quân sự của Trung Quốc. Bày tỏ lo ngại về các diễn biến gia tăng quân sự của Trung Quốc gần đây, bà vẫn khẳng định đối thoại là mục tiêu hàng đầu.

Đầu tháng này, căng thẳng Mỹ - Trung tiếp diễn khi Mỹ công bố kế hoạch bán vũ khí trị giá 1,1 tỉ USD cho Đài Loan. Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về vấn đề trên, Thứ trưởng Jenkins nhận xét rằng đây chỉ là chương trình thông thường của Mỹ với các đối tác trên thế giới và Đài Loan là một trong số đó.

"Một trong những điều chúng tôi đã cố gắng làm cùng Trung Quốc là khôi phục đối thoại... nhưng chúng tôi chưa thể đưa Trung Quốc quay lại các đối thoại như đã nêu. Dù vậy chúng tôi vẫn tiếp tục nỗ lực trong câu chuyện này", bà Jenkins nói.

Căng thẳng Mỹ - Trung liên quan tới quân sự leo thang suốt thời gian qua, từ sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi ghé thăm Đài Loan. Trung Quốc xem Đài Loan là một tỉnh, vì vậy đã phản ứng trước hành động ngoại giao giữa Mỹ và đảo Đài Loan. Hồi tháng 8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố về quyết định chấm dứt hợp tác với Mỹ về nhiều lĩnh vực quân sự và dân sự, như một động thái trả đũa nhằm vào chuyến thăm của bà Pelosi.

Mỹ: Trung Quốc đừng sợ IPEF vì chúng tôi sẽ minh bạchMỹ: Trung Quốc đừng sợ IPEF vì chúng tôi sẽ minh bạch

TTO - Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman khẳng định Washington không tìm cách kiềm tỏa hay làm chậm sự phát triển của Trung Quốc bằng Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) như Bắc Kinh lo ngại.

Xem thêm: mth.76680849021902202-a-man-gnod-o-fepi-yad-cuht-ym/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Mỹ thúc đẩy IPEF ở Đông Nam Á”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools