Kia và các hãng xe quốc tế đang tìm cách duy trì vòng đời ắc quy điện - yếu tố đắt đỏ và cũng khó xử lý nhất trên xe điện sau khi trang bị này kết thúc vòng đời 10 năm - Ảnh: Kia
Nếu hỏi về loại ắc quy nào có yêu cầu vận hành khắc nghiệt nhất, xe điện có lẽ sẽ là ứng viên hàng đầu. Chúng không chỉ cần dung lượng lớn, khả năng sạc lại nhanh mà còn cần sự bền bỉ không thường thấy trên các loại ắc quy/pin ngoài thị trường, với vòng đời dự kiến 10 năm.
Khi đã hết giai đoạn trên, ắc quy với dung lượng đã giảm dần đi (mà ta thường nói là chai pin) có thể được cho "nghỉ hưu" và sử dụng cho các mục đích khác nhẹ nhàng hơn, trong số đó bao gồm nhiệm vụ làm pin lưu trữ.
Theo Kia, phân nhánh Hàn Quốc của họ đã bắt tay với dịch vụ đường sắt tại Đức là Deutsche Bahn để tái sử dụng ắc quy lithium-ion làm nguồn dự trữ năng lượng.
Do không còn cần nhu cầu xả/sạc nhanh mà dung lượng vẫn ở mức chấp nhận được (dù không còn đủ sử dụng trên ô tô), ắc quy điện như trên là một "phương án B" hoàn hảo để phục vụ tàu điện hay các trạm bảo hành sửa chữa khi cần thiết.
Nếu không còn phải phục vụ xe điện có nhu cầu sử dụng liên tục cực cao, ắc quy điện có thể đáp ứng nhiều giải pháp nhẹ nhàng hơn như làm ắc quy xe cỡ nhỏ hay bộ lưu trữ năng lượng cố định lẫn di động - Ảnh: Kia
Việc tận dụng những trang bị có sẵn như ắc quy xe điện cũ có thể giúp giảm rất nhiều chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng mới toanh.
Khi xuống cấp hơn nữa, chúng cũng có thể được chuyển đi tái chế như phương án giải quyết cuối cùng.
Theo Kia, họ cũng đang tìm kiếm thêm những phương án tái sử dụng ắc quy xe điện khác trên toàn cầu chứ không chỉ giới hạn tại Đức hay với phương pháp trên.
Ngoài Kia, các hãng xe có xe điện khác cũng đang đưa vào ứng dụng các giải pháp sáng tạo của riêng mình, chẳng hạn Audi dùng ắc quy cho xe lam (rickshaw) tại Ấn Độ.
Lithium tiếp tục là nỗi đau đầu của xe điện từ việc khai thác, sử dụng tới cả tái chế.
Xem thêm: mth.93161412221902202-uad-ev-id-es-neid-ex-yuq-ca-iod-gnov-teh-av-nip-iahc-ihk/nv.ertiout