vĐồng tin tức tài chính 365

Những người 'tiên phong' bàn giao mặt bằng cho tuyến metro

2022-09-18 10:34
Những người tiên phong bàn giao mặt bằng cho tuyến metro - Ảnh 1.

Dãy nhà của ông Bùi Văn Lập và nhiều hộ dân khác trên đường Trường Chinh (quận Tân Bình) - những người tiên phong bàn giao mặt bằng - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Tuổi Trẻ đã tìm gặp những hộ dân từng là cánh tay nối dài của chính quyền trong việc giải phóng mặt bằng ở dự án tuyến metro số 2 (TP.HCM).

Điều mà những người "tiên phong" chia sẻ là: Ai cũng vì mình thì xã hội sẽ ra sao?

Thật sự có "đau lòng" nhưng phải vượt lên

Đi dọc đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 10) hay đường Trường Chinh (quận Tân Bình), các vị trí phải nhường mặt bằng cho tuyến metro số 2 đã thoáng đãng hẳn. Nhà cửa được xây mới khang trang, các cửa hàng kinh doanh bắt mắt, thu hút khách hơn sau khi phải lùi nhà vào trong. 

Sau 2 năm nhìn lại, nhiều ý kiến cho rằng đó là thành quả của công tác dân vận, dân nguyện, của sự chung sức đồng lòng từ người dân và chính quyền địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng.

Ghé vào cửa hàng bán xe đạp số 371 đường Trường Chinh, chúng tôi gặp ông Bùi Văn Lập (62 tuổi) - một trong những hộ tiên phong trong việc chấp nhận bồi thường và bàn giao mặt bằng cho tuyến metro số 2. 

Ông Lập kể gia đình ông đã sinh sống tại đây hơn 20 năm, và khi biết tin phải tháo dỡ nhà để thực hiện dự án, không phải ông không có những trăn trở.

"Tôi vừa mới mua thêm được mảnh đất ở số nhà 373 bên cạnh được 3 tháng thì hay tin phải bàn giao lại cho địa phương với mức giá rẻ hơn cả tiền đã bỏ ra mua, chúng tôi cũng đau lòng và tiếc lắm. Nhưng nghĩ lại đây là công trình quốc gia, ai cũng vì mình thì xã hội sẽ ra sao?", ông Lập chia sẻ.

Sau khi bàn giao hơn 30m2 mặt bằng, gia đình ông Lập lại tiếp tục công việc kinh doanh xe đạp vốn từng nuôi sống cả nhà bao năm qua. Đặc biệt, gia đình đã chào đón thêm ba thành viên nhỏ, là cháu nội của ông, ra đời. Trong niềm vui đó, việc "hy sinh một chút để đời con cháu có thể lớn lên sống ở một TP có cảnh quan tươi đẹp hơn, hiện đại hơn thì gia đình cũng cảm thấy hạnh phúc".

Xuôi về đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 10), phần lớn các hộ dân tại đây đều được hỗ trợ mua nhà tái định cư, bởi diện tích sau khi bàn giao mặt bằng còn lại nhỏ hơn 30m2. Gia đình ông Trần Công Thành (72 tuổi), ngụ tại số 389 đường này cũng thuộc diện được mua nền tái định cư tại cao ốc B Nguyễn Kim (quận 10).

Ông Thành cho biết gia đình đã chuyển đến nhà mới từ cuối năm 2020, là một trong những hộ dân đồng thuận sớm nhất phương án bồi thường cho tuyến metro 2 tại quận. Bên cạnh đó, ông còn hỗ trợ địa phương trong việc vận động, tuyên truyền cho các hộ dân lân cận cùng nhau di dời.

"Địa phương hỗ trợ người dân rất nhiều từ công tác bồi thường, tái định cư cho đến các chính sách khác như được tạo bản vẽ miễn phí khi cải tạo mặt tiền còn lại, hỗ trợ tạm cư trong lúc di dời nhà. Vì vậy chúng tôi cũng an tâm hơn, cùng chung tay với địa phương để giải phóng mặt bằng vì bộ mặt chung của TP", ông Thành nói.

Những người tiên phong bàn giao mặt bằng cho tuyến metro - Ảnh 2.

Dãy nhà hai bên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận 3 và quận 10)được giải tỏa để xây dựng nhà ga metro số 2 Bến Thành - Tham Lương - Ảnh: Q.ĐỊNH

"Dân vận khéo việc gì cũng thành công"

Không để người dân "thiệt đơn, thiệt kép" khi bị thu hồi đất là yêu cầu bắt buộc khi thực hiện các dự án quy hoạch. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vũ Quang Hưng - trưởng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 10 - cho biết trong đợt cao điểm tháng 5 và tháng 6-2020, theo chỉ đạo của TP, quận 10 đã thực hiện công tác thu hồi và giải phóng mặt bằng, kết quả đạt được tích cực khi nhận được sự đồng thuận của nhiều người dân.

Theo ông Hưng, việc người dân đồng thuận bàn giao mặt bằng sớm có ý nghĩa rất lớn, tạo nền tảng cho các hộ dân còn lại để họ thấy ý nghĩa của việc hiến đất là tạo bộ mặt chung cho TP để phát triển kinh tế - xã hội. 

"Chúng tôi luôn nhớ Bác Hồ từng nói: Dân vận khéo việc gì cũng thành công", ông Hưng nói. 

Ngoài ra, theo ông Hưng, một số hộ dân tiên phong trong việc di dời nhà, bàn giao mặt bằng đồng thời trở thành là kênh kết nối, là "cánh tay nối dài" của chính quyền trong công tác dân vận.

Theo ông Nguyễn Tấn Tài - trưởng Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Tân Bình, dự án metro số 2 đi qua toàn quận có 324/356 hộ thuộc diện phải di dời (chiếm gần 60% diện tích bồi thường giải phóng mặt bằng của toàn tuyến) và hầu hết người dân nằm trong khu vực dự án đi qua đều đồng thuận với phương án đền bù.

Nói về sự đồng lòng của người dân, Phó chủ tịch UBND quận Tân Bình Trương Tấn Sơn cho rằng phần lớn dự án của Nhà nước người dân đều rất đồng thuận vì tinh thần chung ai cũng mong mỏi TP được phát triển hơn. Người dân chỉ gặp khó khăn về giá bồi thường hoặc các vấn đề khác chưa thống nhất với những người liên quan trong gia đình.

Chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án thì áp dụng chung cả TP nhưng quận Tân Bình có đề xuất thêm với TP những nguyện vọng của người dân được đánh giá là phù hợp. Ông Sơn ví dụ về đề xuất tính giá khác đối với nhà có hai mặt tiền đường hoặc một mặt tiền đường - một mặt tiền hẻm vì có lợi thế hơn về mặt kinh doanh.

"Chúng tôi cũng thực hiện công tác dân vận như các quận khác (tuyến metro số 2 đi qua tổng cộng 6 quận) nhưng mình phải luôn nắm những khó khăn đặc trưng và yêu cầu của người dân của quận mình để từ có các đề xuất hỗ trợ phù hợp nhất. Rồi những hộ dân đi đầu trong việc bàn giao mặt bằng sẽ tạo ra sự lan tỏa cho các hộ dân còn lại nối bước đồng thuận theo", ông Sơn nói.

Dự kiến sẽ khởi công vào cuối năm 2022

Dự án xây dựng tuyến metro số 2 với tổng chiều dài hơn 11km, đi qua sáu quận gồm 1, 3, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú, với tổng mức đầu tư hơn 47.000 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2021-2026, tuy nhiên do nhiều khâu vướng mắc khác nên hiện dự kiến đến năm 2030 mới đưa vào khai thác.

Đến nay, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, dự án này đã bàn giao mặt bằng đạt 85,15% và đã hoàn thành gói thầu xây dựng tòa nhà văn phòng và các công trình phụ trợ. Đồng thời đang trình phê duyệt dự toán chi phí bồi thường, dự kiến sẽ khởi công vào cuối năm 2022. "Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến các đơn vị về việc điều chỉnh thời gian thực hiện dự án để báo cáo Thủ tướng", ông Thọ nói.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cũng cho biết TP đang phấn đấu đến tháng 12 khởi công gói hạ tầng của dự án và xin chủ trương để TP làm thủ tục phê duyệt điều chỉnh thời gian cho dự án.

Quận 3: tìm cách để không làm thiệt thòi cho dân

Tính đến quý 2-2022, tiến độ ban hành quyết định bồi thường đã đạt 99,67%, tương ứng 584/586 trường hợp. Trong đó, các quận 1, 10, 12, Tân Bình và Tân Phú đạt 100% và vướng mắc lớn nhất chủ yếu ở tại quận 3.

Ông Trần Thanh Bình, phó chủ tịch UBND quận 3, cho biết trên địa bàn quận có 113 trường hợp bị ảnh hưởng, trong đó có 96 hộ gia đình, cá nhân và 17 tổ chức. Hiện nay, chỉ có khoảng 40% hộ dân bàn giao mặt bằng bởi công tác thu hồi đất đang vướng vấn đề hệ số điều chỉnh giá, mức giá chưa thống nhất giữa các quận có dự án đi qua.

"TP và các sở ngành đã cùng nhau bàn bạc rất kỹ với UBND quận 3 để giải quyết tình trạng trên. Quận đang tìm kiếm các phương án tham mưu với TP, làm sao để phù hợp tính pháp lý nhưng cũng không làm thiệt thòi, bất công đối với người dân trong quận", ông Bình cho hay.

Ngày đầu tiên, hơn 14.000 thí sinh đã đăng ký thi ‘Tham mưu tốt - Dân vận khéo’Ngày đầu tiên, hơn 14.000 thí sinh đã đăng ký thi ‘Tham mưu tốt - Dân vận khéo’

TTO - Sau ngày đầu tiên khởi tranh phần thi trực tuyến, đã có hơn 14.000 thí sinh đăng ký tham gia hội thi cán bộ "Tham mưu tốt - Dân vận khéo" TP.HCM năm 2022 trên Tuổi Trẻ Online.

Xem thêm: mth.66875509081902202-ortem-neyut-ohc-gnab-tam-oaig-nab-gnohp-neit-iougn-gnuhn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Những người 'tiên phong' bàn giao mặt bằng cho tuyến metro”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools