vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều cổ phiếu bất động sản tiếp tục giảm giá

2022-09-19 06:47

Giao dịch trên thị trường tuần qua có phần thận trọng và đi theo chiều hướng tiêu cực do là tuần đáo hạn phái sinh, các quỹ ETF thực hiện đảo danh mục, bên cạnh đó thông tin lạm phát của Mỹ trong tháng 8 cao hơn dự kiến và chứng khoán Mỹ giảm mạnh ngày 13/9 cũng tác động tới tâm lý chung của nhà đầu tư. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index đứng ở mức 1.234,03 điểm, giảm 14,75 điểm (-1,18%) so với tuần trước. Tương tự, HNX-Index giảm 11,75 điểm (-4,13%) xuống 272,88 điểm, UPCoM-Index giảm 1,18 điểm (-1,3%) xuống 89,46 điểm.

Tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt 75.057 tỷ đồng, tương ứng 15.000 tỷ đồng/phiên, giảm 15,5% so với tuần trước. Khối lượng giao dịch tại sàn HoSE giảm 19,4% và giá trị giao dịch giảm 15,4%, tại HNX khối lượng giao dịch giảm 15,1% và giá trị giao dịch giảm 7,8%, sàn Upcom cả khối lương giao dịch và giá trị giao dịch cùng giảm mạnh lần lượt 50% và 29,3%.

Với mức giảm điểm trên cả hai sàn trong tuần qua thì toàn bộ các nhóm ngành đều có mức sụt giảm. Đối với nhóm bất động sản, thống kê 125 cổ phiếu đang giao dịch trên thị trường vẫn có đến 76 mã giảm giá trong tuần từ 12-16/9, trong khi số mã tăng chỉ là 36.

Đứng đầu danh sách giảm giá ở nhóm bất động sản là HD8 của CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị HUD8 với hơn 19%. Thanh khoản của cổ phiếu này giảm mạnh so với tuần trước đó. Tổng giá trị khớp lệnh bình quân chỉ đạt 7.700 đơn vị/phiên trong khi tuần trước là 39.460 đơn vị/phiên.

20 cổ phiếu bất động sản giảm giá mạnh nhất trong tuần từ 12 - 16/9.
20 cổ phiếu bất động sản giảm giá mạnh nhất trong tuần từ 12-16/9

Đứng thứ hai trong danh sách giảm giá ở nhóm bất động sản là AMD của CTCP Đầu tư và khoáng sản FLC Stone với 15,5%. Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) mới đây đã có thông báo đưa cổ phiếu AMD vào diện cảnh báo từ ngày 21/9. Lý do là doanh nghiệp này chậm nộp báo cáo tài chính bán niên đã soát xét.

Tương tự, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng đưa cổ phiếu ART của CTCP Chứng khoán BOS và KLF của CTCP Đầu tư thương mại xuất nhập khẩu CFS vào diện cảnh báo. Tính đến nay, 7 công ty liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết đều bị xử lý vi phạm về công bố thông tin.

Cổ phiếu TBH của CTCP Tổng Bách Hóa tiếp tục giảm 15%. Cổ phiếu này đã có 6 phiên thứ Sáu giảm sàn liên tiếp. Hiện TBH vẫn nằm trong diện bị hạn chế giao dịch và chỉ được giao dịch trong phiên thứ Sáu hàng tuần.

Cổ phiếu TBR của CTCP Địa ốc Tân Bình đóng cửa phiên cuối tuần (16/9) ở mức 7.400 đồng/cp, đây là mức thấp nhất của cổ phiếu này kể từ khi lên sàn UPCoM vào ngày 20/7 với giá tham chiếu 29.000 đồng/cp.

Tiếp sau đó, THD của CTCP Thaiholdings cũng giảm gần 13%. Nghị quyết HĐQT của doanh nghiệp này vừa thông qua phương án phát hành 35 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 10%, tức cổ đông sở hữu cứ 10 cổ phiếu được nhận về 1 cổ phiếu mới. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối luỹ kế đến 31/12/2021 theo BCTC đã kiểm toán năm 2021 là 1.834 tỷ đồng. Số cổ phiếu trên sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng. Sau phát hành, vốn điều lệ của Thaiholdings sẽ tăng từ 3.500 tỷ đồng lên 3.850 tỷ.

Ở chiều ngược lại, đứng đầu danh sách tăng giá ở nhóm bất động sản là MGR của CTCP Tập đoàn Mgroup với gần 19%. Hai mã MH3 của CTCP Khu công nghiệp Cao su Bình Long và CTCP Đầu tư Xây dưng Dân dụng Hà Nội cũng tăng lần lượt 14,6% và 14,4%. Cả ba mã trên đều thuộc nhóm thanh khoản rất thấp.

Trong khi đó, cổ phiếu CKG của CTCP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Kiên Giang tiếp tục giao dịch sôi động và tăng hơn 13,4% chỉ sau một tuần giao dịch. Cổ phiếu NBB của CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy cũng tăng đến gần 11,6%.

20 cổ phiếu bất động sản tăng giá mạnh nhất trong tuần từ 12 - 16/9.
20 cổ phiếu bất động sản tăng giá mạnh nhất trong tuần từ 12-16/9

Ở nhóm bất động sản vốn hóa lớn, trong số 10 mã vốn hóa lớn nhất có BCM của Tổng Công ty Đầu tư và phát triển Công nghiệp - CTCP và VRE của CTCP Vincom Retail gây bất ngờ khi tăng lần lượt 9,1% và 8,6%. Chính BCM và VRE là 2 cổ phiếu đóng góp lớn trong việc kìm hãm sự tiêu cực của VN-Index trong tuần qua.

Trung tâm phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) mới đây đã có báo cáo về cổ phiếu VRE. Theo SSI Research, năm nay, tính trung bình, tỷ lệ lấp đầy các TTTM của VRE vẫn ổn định ở mức 82,5% vào II, dự kiến sẽ tăng lên 82,6% trong quý III và tiếp tục tăng lên mức 85,5% trong quý IV. Nhìn chung, ban lãnh đạo dự kiến tỷ lệ cho thuê trung bình là 84% cho cả năm 2022.

Do hoạt động kinh doanh đã trở lại hoạt động bình thường trên khắp cả nước, SSI Research kỳ vọng số lượng khách hàng đến các trung tâm mua sắm cũng sẽ phục hồi bền vững, giúp đẩy nhanh việc cắt giảm gói hỗ trợ tiền thuê mặt bằng đến năm 2023. Vincom Retail hiện có thị phần dẫn đầu, nền tảng tài chính lành mạnh với lượng tiền mặt ròng tích cực và sự cộng hưởng từ hệ sinh thái Vingroup. Công ty cũng có lợi thế trong việc duy trì được mối quan hệ vững chắc với các thương hiệu quốc tế và chuỗi cửa hàng - là những đối tác đang lên kế hoạch mở rộng cửa hàng sau đại dịch./.

Xem thêm: lmth.06541000042210202-aig-maig-cut-peit-nas-gnod-tab-ueihp-oc-ueihn/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều cổ phiếu bất động sản tiếp tục giảm giá”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools